Không khó để nhận biết ung thư âm đạo

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều phụ nữ ngỡ ngàng khi cầm kết quả chẩn đoán ung thư âm đạo trên tay, bởi họ không hề thấy cơ thể mình “mách bảo” điều gì.

Phòng bệnh hiệu quả

- Thực hành tình dục an toàn có thể làm giảm nguy cơ UTÂĐ. Bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư khác liên quan đến cổ tử cung chẳng hạn như UTÂĐ.

- Kiểm tra khung xương chậu có thể giúp chẩn đoán âm hộ và ung thư khác.

- Thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường.

Phụ nữ trẻ cũng mắc ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo (UTÂĐ) là dạng ung thư phổ biến thứ 4 trong các bệnh ung thư đường sinh dục nữ và đang có chiều hướng gia tăng. Hiện nguyên nhân gây bệnh vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, họ nhận thấy những đối tượng mắc bệnh thường là phụ nữ lớn tuổi, có tiền sử hành kinh muộn và mãn kinh sớm trước tuổi 40. Điều đáng báo động bệnh đang “hỏi thăm” cả những phụ nữ trẻ tuổi ngày một nhiều hơn.

Điểm đặc biệt là bệnh hầu như không có biểu hiện gì, các triệu chứng thường mơ hồ khó chẩn đoán. Chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn chị em phụ nữ mới bàng hoàng đón nhận sự thật và cái án tử treo lơ lửng trên đầu.

Trường hợp của chị Minh Lý (35 tuổi, công nhân Khu chế xuất Linh Trung, Tp. HCM) là một ví dụ. Cuộc sống còn nhiều khó khăn nên chị không có điều kiện thăm khám phụ khoa thường xuyên. Chỉ đến mấy tháng gần đây chị thấy ngứa nhiều ở vùng kín, đi tiểu tiện lại đau rát, đặc biệt khi “ân ái” với chồng thấy đau, có lần ra máu. Lo lắng, chị đến kiểm tra phụ khoa ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.

Sau hàng loạt các xét nghiệm, nghi ngờ có dấu hiệu bị UTÂĐ, các bác sĩ ở đây đã giới thiệu chị Lỹ sang khám ở bệnh viện Ung Bướu. Ở đây, các bác sĩ kết luận chị đã bị UTÂĐ, đang ở giai đoạn giữa. Quá hoảng loạn, lúc nhận được thông báo của bác sĩ, chị chỉ biết ôm mặt khóc nức nở, cảm giác như cái chết đang tiến gần kề. Chị không cam tâm vì còn hai đứa con nhỏ dại, cha mẹ già cần phụng dưỡng.

Những dấu hiệu đáng ngờ của ung thư âm đạo

Theo BS. CKII Lưu Văn Minh, Trưởng khoa Xạ 2, Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM:

UTÂĐ nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì việc điều trị không có gì khó khăn. Nhưng, đa phần chị em lại không có thói quen thăm khám phụ khoa định kì, đặc biệt là làm xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung (Pap smear) nên bệnh đa phần được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, việc điều trị rất khó khăn.

Theo số liệu thống kê của bệnh viện Ung bướu Tp.HCM thì có đến 80% số bệnh nhân UTÂĐ đến khám tại bệnh viện này khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Tuy có đến gần 20% phụ nữ mắc bệnh UTÂĐ không có triệu chứng gì. Nhưng số còn lại, thông qua việc theo dõi tại nhà, chị em cũng có thể phát hiện được bệnh thông qua những dấu hiệu sức khỏe bất thường dưới đây:

1. Ngứa rát quanh âm đạo trong thời gian dài, tiết dịch âm đạo bất thường: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh nhân UTÂĐ. Lúc đầu chị em có thể nhầm lẫn đây là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa thông thường nhưng nếu dịch âm đạo bất thường, có mùi khó chịu hoặc có máu cộng với đau rát vùng kín thì chuyện trở nên phức tạp hơn nhiều.

2. Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc ở những phụ nữ đã mãn kinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nói chung nhưng đây cũng không nên chủ quan vì đây cũng là biểu hiện điển hình của UTÂĐ.

3. Thay đổi da xung quanh âm vật. Có thể xuất hiện nốt ruồi hoặc đốm trên da màu khác biệt (hồng, đỏ, trắng, xám). Cũng có người thấy vùng da xung quanh này bỗng dày lên bất thường.

4. Đau hoặc rát khi tiểu tiện: Nếu thấy đau rát vùng kín khi đi tiểu, nước tiểu lại lẫn máu (nước tiểu màu hồng, có dấu máu ở quần chip) thì thật đáng lo ngại. Hoặc hiện tượng táo bón thường xuyên, phân đen có mùi khó chịu cũng nên đi khám ngay lập tức.

5. Đau vùng chậu: Khung chậu đau thường là khi UTÂĐ đã bắt đầu lây lan. Có thể là cảm giác đau hay tức ở vùng bụng dưới rốn. Nhiều phụ nữ bị đau một cách âm ỉ, có lúc đau quặn lên.

6. Đi tiểu nhiều hơn: Nếu đi tiểu nhiều là do bạn uống nhiều nước hay đồ uống có cafein hơn thì là chuyện bình thường nhưng nếu không phải vì nguyên nhân này, bạn nên nghĩ đến dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, hay thậm chí là UTÂĐ (ở giai đoạn tiến triển).

Để xác định bệnh ung thư âm đạo

Những dấu hiệu trên báo động cho bạn biết, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, trước tiên là tiến hành khám phụ khoa.

Thông thường các bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu, thăm khám bên ngoài để phát hiện những vùng da bất thường, kiểm tra bên trong âm đạo, cổ tử cung để xem có bất thường gì không. Bác sĩ cũng thường yêu cầu làm sinh thiết mô (lấy một mảnh da nhỏ tại những vùng da có bất thường và kiểm tra dưới kính hiển vi) để có chẩn đoán đúng đắn.

Ngoài ra, các yêu cầu khác như: chụp CT, RMI xương chậu hay xét nghiệm khung xương chậu… cũng có thể được đưa ra tùy theo nghi ngờ về tình trạng bệnh. Phẫu thuật là biện pháp điều trị chính đối với UTÂĐ.

Các bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ sang thương khi còn khu trú như ở môi lớn, âm vật, nếu để lâu, bệnh nặng thì phải cắt bỏ cả hai môi lớn, hai môi bé, mép dưới âm đạo và nạo vét hạch bẹn cả hai bên và thường phối hợp bằng hóa chất hay xạ trị.

Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư cũng như vị trí và kích thước của khối u đó.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.