Không đưa vào danh sách ứng cử người không đạt trên 50% phiếu tín nhiệm

TPO - Với trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử, nếu không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi cư trú thì không đưa vào danh sách trình Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa thông báo kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 51 vừa qua. Trong đó có nội dung về các dự thảo Nghị quyết về công tác bầu cử.

Tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã ấn định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là Chủ nhật, ngày 23/5/2021.

 Ban Thường trực Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã đề nghị ban hành Nghị quyết liên tịch mới của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử khóa mới thay thế Nghị quyết liên tịch số 11 năm 2016.

 Nghị quyết liên tịch mới nhằm khắc phục những vướng mắc trong công tác bầu cử, bảo đảm việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử khách quan, dân chủ, đúng luật và bảo đảm chất lượng đại biểu.

 Dự thảo nghị quyết mới đã bổ sung hướng dẫn trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác, cư trú không đạt trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri thì không đưa vào danh sách ứng cử.

 Tuy nhiên, có vướng mắc là, khi số phiếu không đạt trên 50% số cử tri tham dự hội nghị mà không đưa vào danh sách hiệp thương, lại chưa phù hợp, vì Luật Bầu cử không quy định điều này.

 Quyền ứng cử là một trong những quyền quan trọng nhất của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy, vẫn phải đưa những người ứng cử này vào danh sách hiệp thương và để hội nghị hiệp thương quyết định.

 Thường trực Uỷ ban Pháp luật tán thành với quy định, trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc không đạt trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri thì Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người khác.

 Đối với quy định về người được dự kiến giới thiệu ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban đề nghị cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng.

 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử, nếu không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi cư trú, thì không đưa vào danh sách người ứng cử trình Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để Hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.

 Thường vụ Quốc hội cũng kết luận, giữ quy định về số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú như quy định hiện hành là 100 cử tri, không tăng lên 150 cử tri như đề xuất của Thường trực Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

 Dự thảo nghị quyết liên tịch vẫn đang hoàn thiện để Thường vụ Quốc hội xem xét vào phiên họp tháng 1/2021.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.