Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm

TPO - Cầu đi bộ có thiết kế hình dáng “lá dừa nước” trị giá gần 1.000 tỷ đồng qua sông Sài Gòn dự kiến được thi công trong một năm và sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng đúng dịp lễ 30/4/2026.

Sáng 29/3, UBND TPHCM đã tổ chức khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối công viên Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 1

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Ảnh: Hữu Huy

Sẽ hoàn thành sau 1 năm

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông công chánh TPHCM cho biết, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) được định hướng trở thành trung tâm mới, hiện đại và mang tầm quốc tế của TPHCM. Với vị trí chiến lược, đắc địa nằm ở phía Đông sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm hiện hữu của TPHCM, nơi đây được quy hoạch bài bản, đồng bộ và kỳ vọng trở thành một Trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ quốc tế, bổ sung và gia tăng chức năng cho khu trung tâm lịch sử của TPHCM.

Hiện nay, TPHCM đã hoàn thành đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son, hầm vượt sông Sài Gòn để kết nối Thủ Thiêm với khu vực trung tâm hiện hữu thành phố qua sông Sài Gòn. Đến nay, Thành phố tiếp tục triển khai đầu tư dự án cầu bộ hành qua sông Sài Gòn để từng bước hoàn thiện kết nối hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 2

Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông công chánh TPHCM phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Hữu Huy

"UBND TP đã tổ chức thi tuyển kiến trúc quốc tế với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (thuộc Tập đoàn Thaco Trường Hải) và kết quả được tuyển chọn là phương án kiến trúc kết cấu vòm thép không gian theo hình dáng mô phỏng chiếc lá dừa nước – một biểu tượng gần gũi của vùng đồng bằng Nam bộ mà tác giả là Liên danh Chodai-Takashi Niwa Nhật Bản và Chodai Kisojiban Việt Nam. Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng kiến trúc mới của thành phố, là nơi người dân và du khách cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố, sông Sài Gòn, tham gia các sự kiện văn hóa và nghệ thuật, đồng thời cũng sẽ trở thành địa điểm gắn kết xã hội và thúc đẩy du lịch"- ông Lâm thông tin.

Cũng theo đại diện ngành giao thông TPHCM, sau khi phương án kiến trúc được lựa chọn, công trình nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp thành phố. Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đã đề xuất tài trợ kinh phí gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng công trình nhằm tri ân người dân TPHCM nói riêng và người dân cả nước nói chung, đồng thời góp phần vào mục tiêu phát triển của thành phố.

Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 3

Mô hình thu nhỏ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Ảnh: Hữu Huy

Sở Giao thông công chánh TPHCM, các sở ngành liên quan, công ty Nutifood và các đơn vị tư vấn đã hoàn thành các bước chuẩn bị đầu tư theo quy định. Đến nay, công trình đã đủ điều kiện khởi công, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch.

"Công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ hoàn thành với chất lượng, mỹ quan cao nhất và phấn đấu sẽ khánh thành vào dịp lễ 30/4/2026"- ông Lâm cho biết.

Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 4

Lãnh đạo Thành ủy, UBND TPHCM tặng hoa chúc mừng Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood. Ảnh: Hữu Huy

Biểu tượng mới

Ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood chia sẻ: "Chúng tôi kỳ vọng công trình khi hoàn thiện sẽ trở thành biểu tượng mới của TPHCM, giúp kết nối đôi bờ từ quận 1 sang TP Thủ Đức, trở thành điểm đến văn hóa - nơi người dân có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố cũng như điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách".

Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 5

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên (giữa) cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ khởi công. Ảnh: Hữu Huy

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, TPHCM đang trong quá trình thực hiện nhiều mục tiêu phát triển chiến lược, hướng đến xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Cây cầu sẽ là minh chứng cho sự phát triển của TPHCM với vai trò là một trong các đô thị lớn nhất cả nước, không ngừng hiện đại hóa, hội nhập nhưng vẫn giữ cho mình những giá trị văn hóa bền vững.

"TPHCM luôn trân trọng những đóng góp vô giá từ cộng đồng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ dừng lại ở việc đạt tiến độ mà còn hướng đến việc tạo ra một công trình đẹp, hiệu quả, và có ý nghĩa lâu dài cho cộng đồng"- ông Cường nói và đề nghị Sở Giao thông công chánh, các sở, ban ngành liên quan và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ, các nhà thầu, đơn vị thi công, bảo đảm việc thi công công trình diễn ra đúng tiến độ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn, mỹ quan và môi trường.

Một số hình ảnh phối cảnh của công trình:

Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 6
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 7
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 8
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 9
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 10
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 11
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 12
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 13
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 14
Khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn qua bán đảo Thủ Thiêm ảnh 15

Theo quy mô đầu tư được phê duyệt, dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, vị trí cầu phía quận 1 tại khu vực công viên Bến Bạch Đằng (cách công trường Mê Linh khoảng 125m về phía Nam) và phía TP Thủ Đức tại khu vực công viên bờ sông khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng chiều dài cầu khoảng 720m, chiều rộng 6 - 11m, tĩnh không thông thuyền 80 x 10m.

Cầu áp dụng giải pháp kết cấu vòm thép không gian lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

Tin liên quan
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Sống với lằn ranh

Sống với lằn ranh

TP - Chưa bao giờ thế giới bội thực thông tin đến vậy. Đủ thứ điểm nóng, sự kiện, nhân vật, câu chuyện, chính sách, bước ngoặt... đầy kịch tính và bất ngờ. Không chỉ báo chí truyền thông, mà mọi nền tảng mạng xã hội dù đã bung ra hết cỡ nhưng có vẻ cũng không đeo bám hết được các loại trend ồ ạt xuất hiện mỗi ngày.
Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

TP - Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.
Xếp hàng thời AI

Xếp hàng thời AI

TP - Hà Nội giữa ngày mưa phùn, gió rét căm căm, từng đoàn người bỏ việc đổ xô đi xếp hàng xin đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Không học thêm cũng tốt đẹp...

Không học thêm cũng tốt đẹp...

TP - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”. Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.
Còn đó nỗi lo

Còn đó nỗi lo

TP - Năm nay, giáo viên từ vùng khó đến vùng thuận lợi có thể hưởng trọn vẹn một cái Tết không ngậm ngùi. Bởi những chính sách dành cho nhà giáo ngày càng đảm bảo giáo viên có thể sống được bằng nghề.
Trọng dụng người tài

Trọng dụng người tài

TP - Trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng cạnh tranh quyết liệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Không một quốc gia nào trở nên hùng cường mà không thu hút và trọng dụng nhân tài.