Khổ vì vốn... dồi dào!

Khổ vì vốn... dồi dào!
Bức tranh tiền tệ 6 tháng qua tương đối đẹp nếu nhìn vào các chỉ số lãi suất, thanh khoản liên ngân hàng và tỷ lệ sử dụng vốn so với huy động. Nhưng Ngân hàng Nhà nước lại đang nát óc tìm cách tăng tín dụng một cách an toàn và đối phó với bài toán hóc búa “chênh lệch lãi suất đô - đồng”, nhằm tránh tỷ giá nổi sóng.

Khổ vì vốn... dồi dào!

> Không bán doanh nghiệp Nhà nước để bù ngân sách
> Cẩn trọng với kích cầu cuối năm

Bức tranh tiền tệ 6 tháng qua tương đối đẹp nếu nhìn vào các chỉ số lãi suất, thanh khoản liên ngân hàng và tỷ lệ sử dụng vốn so với huy động. Nhưng Ngân hàng Nhà nước lại đang nát óc tìm cách tăng tín dụng một cách an toàn và đối phó với bài toán hóc búa “chênh lệch lãi suất đô - đồng”, nhằm tránh tỷ giá nổi sóng.

Ước tính đến hết tháng 6/2013, tăng trưởng vốn huy động lên tới 8,5% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 4,5%
Ước tính đến hết tháng 6/2013, tăng trưởng vốn huy động lên tới 8,5% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 4,5%.

Vốn tiếp tục ứ đọng

Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất VND giảm rất mạnh do kinh tế phục hồi yếu, doanh nghiệp cần vốn giá rẻ hơn trong khi lạm phát được kiểm soát, thanh khoản hệ thống dồi dào, tăng trưởng tín dụng chậm chạp.

Ở thị trường 2, lãi suất liên ngân hàng cũng giảm rất mạnh và theo xu hướng đi ngang. Hai tháng đầu năm, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần giảm từ mức 6%/năm trong tháng 1/2013 xuống còn 2% - 2,5%/năm vào tháng 2/2013.

Và từ đó đến hết tháng 6/2013, lãi suất tương đối ổn định ở mức thấp. Trong tháng 3 và 4/2013, lãi suất dao động quanh mức 2,5% - 4%/năm kỳ hạn qua đêm đến một tuần và giảm dần xuống mức thấp kỷ lục 1% - 1,5%/năm trong nửa cuối quý 2/2013.

Đến nay, tình trạng dư thừa thanh khoản trên toàn hệ thống đã đến mức báo động đỏ: cung dồi dào, cầu vốn yếu; doanh số giao dịch giảm tới 80% so với cùng kỳ 2012, đạt bình quân 15 nghìn tỷ đồng/ngày.

Ước tính đến hết tháng 6/2013, tăng trưởng vốn huy động lên tới 8,5% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 4,5% và nếu loại bỏ phần đầu tư vào trái phiếu chính phủ mà chỉ tính cho vay doanh nghiệp và người dân thì con số kia còn thấp hơn rất nhiều.

Ngân hàng Nhà nước sẽ ứng xử như thế nào?

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), phân tích: “Đợt vừa rồi, theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Trung ương đã phải hè nhau giảm lãi suất và muốn thế thì phải tăng cung tiền. Theo nguyên lý, lãi suất VND giảm thì giá ngoại tệ tăng. Không ai có thể điều khiển thị trường theo ý mình mà chẳng tốn kém gì cả”.

Theo ông, từ đầu năm đến nay, tỷ giá nổi sóng hai đợt, chủ yếu là do lãi suất VND giảm nhanh, bên cạnh một số tác động khác, trong đó có kỳ vọng tâm lý.

Theo quy định của Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại được phép duy trì trạng thái ngoại tệ bằng +/-20% vốn điều lệ. Ví dụ, vốn điều lệ của một ngân hàng là 1.000 tỷ đồng thì trạng thái ngoại tệ của họ là +/- 200 tỷ VND đã được quy đổi.

Trước đây, khi lãi suất VND còn cao hơn so với lãi suất USD, ngân hàng đã rút ngoại tệ ra bán, lấy VND để kinh doanh, chấp nhận trạng thái ngoại tệ tối đa - 20%, ước tính tới 1,2 tỷ USD. Nhưng nay, khi lãi suất hai đồng tiền trên gần nhau, đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch tài sản sang ngoại tệ, đưa trạng thái ngoại tệ về + 20%.

Thử hình dung, khi các ngân hàng thương mại đều làm như vậy thì họ đã ngốn một lượng ngoại tệ ước tính tới 1,2 tỷ USD trong vòng vài tuần lễ và chỉ duy trì tổng trạng thái âm chỉ khoảng 100 triệu USD.

Khi trạng thái ngoại tệ trở về mức +20% vốn điều lệ thì vốn ngoại tệ trở nên dư thừa, buộc họ phải làm tiếp một động tác là gia tăng số dư tiền gửi ngoại tệ vượt dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng Trung ương.

Đầu năm, con số vượt dự trữ bắt buộc với ngoại tệ chỉ 350 triệu USD nhưng đến tháng 6/2013, lên tới 450 triệu USD.

Tiếp đó, con số ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại gửi ra nước ngoài cũng tăng từ 1 tỷ USD (quý 1/2013) lên 2,5 tỷ USD vào quý 2/2013 để trả nợ nước ngoài mà các ngân hàng thương mại đã vay. Thông thường, mỗi năm, các ngân hàng thương mại trong nước vẫn vay ngắn hạn nước ngoài từ 5 - 7 tỷ USD.

Còn với người dân thì sao? Cũng theo ông Nghĩa, tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ của dân cư đến tháng 6/2013 so với cuối năm 2012 tăng tới 15%! Đơn giản là họ đã mua ngoại tệ và gửi ngược vào ngân hàng.

Tương tự, mức tăng tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp cũng lên tới 9% so với cuối 2012. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn tranh thủ trả trước nợ ngoại tệ vì e ngại mai kia, nếu tỷ giá nhích lên chút ít, đỡ bị thiệt.

Câu hỏi: sắp tới đây, tỷ giá sẽ diễn biến như thế nào, liệu lãi suất còn biến động đến đâu, chắc chắn sẽ còn tiếp tục đeo bám Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo ông Nghĩa, một điều gần như khó thay đổi là lãi suất khó có thể giảm thêm vì lạm phát đang dò đáy. Hơn nữa, sau phiên họp “G14” vừa qua, chắc chắn Ngân hàng Trung ương sẽ siết chặt tiền tệ lại một chút vì vốn đang dư thừa nhưng tín dụng không ra được.

Tức là, cung đã giảm mạnh theo cầu và có lẽ, từ tháng 9/2013 trở đi, giá cả sẽ có nhiều biến động. Lợi thế của Ngân hàng Nhà nước là với hệ thống core banking quá hiện đại, chỉ trong vòng một ngày, Ngân hàng Trung ương đã có ngay mọi số liệu bảng cân đối tài sản toàn ngành.

Thế nên, họ sẽ có những dự báo sớm để hành động sớm, khác với trước đây, phải sau 3 - 6 tháng mới có thể lập được một bảng cân đối tài sản toàn ngành.

Trước đây, Ngân hàng Trung ương mua vào 10 tỷ USD đã đẩy lạm phát từ 4,5% lên 21% mà không thể nào cân bằng nổi. Nhưng nay, Ngân hàng Nhà nước mua tới 23 tỷ USD, nhưng lại làm được điều ngược lại là lạm phát giảm từ 21% xuống 5 - 6%! Đạt được thành tựu này là nhờ vào hệ thống core banking cũng như nghệ thuật điều hành trong việc bơm hút tiền.

“Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương là chống lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, Ngân hàng Trung ương phải thực thi chính sách tiền tệ đa mục tiêu: vừa ổn định giá cả, ổn định giá trị đồng tiền, vừa thúc đẩy tăng trưởng và thậm chí cả xóa đói giảm nghèo, quốc phòng an ninh... thì rất khó để đạt được nhiều mong muốn cùng thời điểm”, ông Nghĩa chốt lại.

Theo Nguyễn Hoài
Thời báo Kinh tế Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.