Khi người Nhật gõ cửa Vietinbank
> Đề nghị giảm thuế TNDN xuống 20%: Tiếp sức cứu doanh nghiệp
Khi người Nhật để mắt tới ngành ngân hàng của Việt Nam, không phải cánh cửa ngân hàng thương mại trong nước nào cũng đủ rộng để đón tiếp các vị khách lớn đến từ xứ sở Phù Tang như VietinBank.
Cơn bão suy thoái quét qua nền kinh tế những năm qua giờ đây đã làm lộ diện nhiều ngân hàng yếu kém, mà nói một cách hình ảnh thì tựa như những cây có “bộ rễ” không thực sự vững chắc, chỉ bám rất nông vào đất.
Trong ngành ngân hàng, một số đối tác nước ngoài cũng đã bắt đầu nhận diện rõ hơn các ngân hàng và đối tác trong nước sau một thời gian hợp tác. “trong chăn mới biết chăn có rận”, người Việt ta thường nói vậy.
Người nhật luôn đề cao chữ tín trong kinh doanh và cuộc sống. Họ có tiếng là cẩn trọng và nghiêm túc trong công việc. Một lĩnh vực đòi hỏi sự chắc chắn, an toàn như tài chính - ngân hàng càng đề cao yếu tố này. Quả là không dễ dàng cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam bắt tay với một ngân hàng nhật trong bối cảnh khó khăn như vậy.
Chính vì thế, việc ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) ký kết hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp đồng hợp tác toàn diện với Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) vào ngày 27/12/2012 đã trở thành một sự kiện nổi bật của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. dấu mốc này đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế, sức mạnh của Vietinbank lên một tầm cao mới đồng thời khẳng định với các nhà đầu tư quốc tế rằng, Việt Nam vẫn là nơi tốt để họ “gửi vàng”.
Khi người Nhật tới nhà
Chính phủ Nhật Bản mới đây đã tiếp tục thực hiện gói kích thích kinh tế lớn lên tới cả ngàn tỷ đô la Mỹ. Trong bối cảnh kinh tế trong nước suy trầm kéo dài, nguồn vốn rẻ và dồi dào này đã tạo ra những cơ hội tốt để các tổ chức tài chính của Nhật tăng cường đầu tư mua cổ phần ở nước ngoài, trong đó khu vực Đông Nam Á được coi là bắt buộc đối với nhiều tổ chức tài chính của xứ sở phù tang. Gần đây nhất, Sumitomo Mitsui Financial Group inc. đã đạt được thỏa thuận mua 40% cổ phần trong PT Bank Tabungan Pensiunan Nasional (BTPN) - một ngân hàng của Indonesia với giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, biến thương vụ này trở thành giao dịch lớn nhất của một ngân hàng Nhật với một tổ chức tài chính nước ngoài.
Tại Việt Nam, Nhật đã và đang là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài số 1. Dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn của nước này vào Việt Nam đang tiếp tục tăng mạnh, do họ đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tranh thủ giá vốn rẻ. Chưa kể, nhật hiện là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Mối bang giao chính trị và kinh tế Việt - Nhật ngày càng mặn nồng.
Lý giải về việc đặt niềm tin vào Vietinbank của BTMU, ông Nobuyuki Hirano, Chủ tịch BTMU cho hay, Vietinbank là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về nguồn vốn lẫn quy mô và có năng lực quản trị điều hành cao. Bắt tay với Vietinbank sẽ giúp BTMU cung cấp tốt hơn các dịch vụ ngân hàng tại thị trường Việt Nam.
Hiện có gần 1.500 doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Việt Nam, là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn cho btMU. Lợi thế lớn mà Vietinbank mang lại cho btMU là hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với 1 sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm. Theo nhận định của ông Hirano, Việt nam là nước có dân số đông thứ 3 châu Á nên còn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. BTMU đang mở rộng các chi nhánh tại châu Á. Trong 3 năm gần đây, doanh thu của ngân hàng ở khu vực này tăng 10%/năm. Ông Hirano cho biết, trong 3 năm tới lợi nhuận của BTMU ở khu vực sẽ tăng khoảng 50% so với năm 2011.
Nói như thế không có nghĩa ngân hàng nào trong nước cũng mời được các vị khách “VIP” Nhật Bản vào nhà. BTMU là ngân hàng lớn nhất ở nhật bản và là ngân hàng chính thuộc tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group inc. (MUFG) - một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới với tổng tài sản đạt 218,9 nghìn tỷ Yên Nhật (vào tháng 3/2012). BTMU có quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn nhật bản đang tích cực mở rộng hoạt động tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Chủ tịch hội đồng quản trị HĐQT) Vietinbank Phạm Huy Hùng cho biết: “Việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia cơ cấu cổ đông của Vietinbank là yêu cầu cấp thiết, có tính chiến lược. BTMU đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà Vietinbank đặt ra đối với cổ đông chiến lược nước ngoài. Sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài là một tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu thế giới sẽ giúp Vietinbank củng cố nănglực tài chính và nền tảng vốn tự có, tăng an toàn cho hoạt động”. Ông Hùng tin rằng, Vietinbank sẽ khai thác tốt nhiều nguồn lực quan trọng từ đối tácnhật nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đạihóa ngân hàng, đào tạo nhân lực…
Hợp đồng M&A (mua bán, sáp nhập doanh nghiệp) có giá trị lớn nhất từ trước tới nay trong ngành ngân hàng Việt Nam mang về cho Vietinbank một khoản tiền lên tới 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu đô la Mỹ. Mức giá bán thỏa thuận là 24.000 đồng/cổ phần. BTMU chấp nhận mua cổ phần Vietinbank với một mức thặng dư rất cao, khoảng 40% so với thị giá tại thời điểm mua. Sau khi hợp đồng được ký, phía Vietinbank cho biết họ đã xin được giấy phép để thực hiện giao dịch bán xấp xỉ 20% cổ phần cho BTMU thôngqua phát hành cổ phiếu mới.
Ngày 10/5 vừa qua, theo thông báo từ Vietinbank thì BTMU đã thanh toán toàn bộ số tiền mua cổ phiếu bằng tiền mặt cho Vietinbank. Ngân hàng Việt Nam này đã tiến hành đăng ký lưu ký bổ sung 644.389.811 cổ phiếu(tương đương 19,73% vốn điều lệ) phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nhật. như vậy, sau khi hoàn tất việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho BTMU, vốn điều lệ của Vietinbank (mã chứng khoán trên hoSe: CTG) đạt mức 32.661 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 45.000 tỷ đồng. Thương vụ quan trọng này cũng giúp Vietinbank trở thành ngân hàng thương mại có cả vốn điều lệ lẫn vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam.
Cột trụ quản trị rủi ro
Theo đánh giá của giới phân tích tài chính, việc tăng vốn chủ sở hữu lên mức 45.000 tỷ đồng cùng với số tiền thặng dư thu được từ đợt chào bán riêng lẻ cho BTMU sẽ tạo nền móng vững chắc để Vietinbank tái cấu trúc bộ máy. Vietinbank cho biết, họ sẽ sử dụng số tiền này để tăng cường tín dụng, mở rộng mạng lưới, đầu tư vào cơ sở vật chất và công nghệ, mở rộng hoạt động đầu tư góp vốn... HĐQT Vietinbank sẽ có sự tham gia của hai thành viên trực thuộc BTMU, trong đó có một thành viên thường trực. Vừa qua sau khi thương vụ được công bố, hãng tín nhiệm quốc tế Standard & Poors (S&P) đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Vietinbank từ mức “b+” lên “bb-” với triển vọng “ổn định”. S&P cho rằng, mức xếp hạng tín nhiệm nội tại (stand-alone credit profile - SACP) của Vietinbank sẽ được cải thiện khi có sự tham gia của BTMU. Với cổ đông chiến lược mới, Vietinbank có thêm lợi thế là nguồn khách hàng doanh nghiệp nhật của BTMU.
Đây là giá trị tích hợp mà BTMU mang lại cho Vietinbank bên cạnh những giá trị khác. tuy nhiên, lợi ích then chốt nhất có lẽ là năng lực quản trị rủi ro - yếu tố bản lề trong hoạt động ngân hàng - của Vietinbank sẽ có một diện mạo hoàn toàn khác. theo ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro của Vietinbank, đây là bước đi quan trọng trong chiến lược hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính toàn cầu mà ban lãnh đạo ngân hàng ấp ủ. Ngoài ra, thương vụ còn cho phép ngân hàng đa dạng hóa cấu trúc vốn chủ sở hữu (như đã nói ở trên), tận dụng sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía các đối tác nước ngoài.
Ông tùng chia sẻ, để thực thi việc hỗ trợ kỹ thuật đó thì riêng trong lĩnh vực quản trị rủi ro phía BTMU sẽ cử một nhà lãnh đạo cấp cao đồng phụ trách lĩnh vực này với ông. Ngoài ra, sẽ có rất nhiều các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong các mảng nghiệp vụ ngân hàng hỗ trợ khối quản lý rủi ro của Vietinbank, nâng cao năng lực quản trị rủi ro ở tất cả các loại rủi ro trọng yếu của ngân hàng, đồng thời triển khai dự án basel 2 theo đúng thông lệ quốc tế (là tiêu chuẩn quản trị rủi ro cao của quốc tế).
Việc thành lập khối quản lý rủi ro nằm trong chiến lược chung về tái cơ cấu mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và nâng cao năng lực điều hành của Vietinbank từ nay đến năm 2015 và xa hơn, năm 2020. Theo tiết lộ từ một lãnh đạo ngân hàng này, hiện Vietinbank đang hợp tác với Công ty tư vấn McKinsey và hãng kiểm toán Ernst&Young thực hiện dự án tái cơ cấu ngân hàng. Sự ra đời của khối quản lý rủi ro là bước đi đầu tiên, làm tiền đề cho việc cơ cấu thành lập tất cả các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý các rủi ro trọng yếu của ngân hàng như quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, lãi suất, thanh khoản, hoạt động… theo thông lệ tốt nhất về quản trị ngân hàng trên thế giới.
Ông Lê thanh tùng giải thích thêm, chức năng hoạt động của khối quản lý rủi ro sẽ tập trung vào việc (i) thiết lập cơ chế, chính sách, phương pháp luận về quản lý rủi ro đảm bảo nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro một cách hiệu quả; (ii) giám sát việc thực thi, tuân thủ các cơ chế, chính sách đó của các đơn vị kinh doanh và hỗ trợ. “Theo đúng mô hình ba vòng kiểm soát theo tiêu chuẩn basel 2 và thông lệ tốt nhất trên thế giới, khối quản lý rủi ro đóng vai trò vòng kiểm soát thứ hai, giám sát và phối hợp với các đơn vị ở vòng kiểm soát thứ nhất trong quản lý rủi ro hàng ngày và chịu sự kiểm soát của vòng kiểm soát thứ ba là bộ máy kiểm toán nội bộ”, ông tùng nói.
Thời gian qua trên thị trường nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng không tương xứng với sự phát triển năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản lý rủi ro danh mục. nhìn vào tỷ lệ nợ xấu… rất xấu của nhiều ngân hàng là rõ. năm 2012, Agribank có tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,8% trên tổng dư nợ và con số tuyệt đối là 27.803 tỷ đồng. ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng SHB cũng rất xấu với tỷ lệ lên tới 8,53%, tương đương 4.844 tỷ đồng, một phần do ngân hàng này sáp nhập với “vua nợ” Habubank. BaoVietbank có tỷ lệ nợ xấu cao không kém, tuy chỉ có 400 tỷ đồng nợ xấu, song về tỷ trọng thì chiếm tới 5,94% trên tổng dư nợ. nợ xấu của ngân hàng Đại Á cũng lên tới 4,4%.
Theo ông Tùng, để giải quyết sự bất tương xứng trên, các ngân hàng cần làm tốt công tác dự báo biến động nền kinh tế, phân tích định hướng các ngành hàng và chỉ đạo bộ phận tín dụng kịp thời trong từng giai đoạn hoạt động. Đối với các ngành hay sản phẩm có mức độ rủi ro cao, các ngân hàng cần tăng cường quản lý, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn và điều kiện cấp tín dụng với khách hàng. Trên cơ sở đánh giá khả năng xảy ra tổn thất và ước lượng mức độ thiệt hại, ngân hàng cần thiết lập giới hạn, bảo đảm tính tuân thủ trong quá trình cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tập trung và tối ưu hóa lợi nhuận, ông tùng khuyến cáo.
Đối với Vietinbank, sự tham gia của BTMU cũng giúp ngân hàng cải thiện hơn nữa năng lực kiểm soát rủi ro của mình. Mục tiêu hạn chế nợ xấu năm 2013 của ngân hàng này, theo ông Tùng, sẽ ở mức thận trọng là thấp hơn 3%. Hệ số Car cuối năm nay dự kiến ở mức trên 10% theo mục tiêu đã cam kết tại Đại hội đồng cổ đông năm 2013 của Vietinbank. “Đây là mục tiêu đặt ra ở mức thận trọng và chúng tôi sẽ phấn đấu nâng cao năng lực tài chính, kiểm soát tốt rủi ro để hệ số Car vượt mục tiêu cam kết”, ông Tùng nói. Vị giám đốc trẻ của Khối Quản lý rủi ro kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng cách kể lại, các chuyên gia quản trị rủi ro người Nhật của BTMU trong quá trình làm việc với khối chỉ ăn bánh mỳ, uống nước trắng và cặm cụi làm việc cho đến quá nửa đêm. Ông Tùng cho biết, ông và các cộng sự trẻ đang nắm trong tay sự an toàn của một ngân hàng có 20.000 nhân viên đã học hỏi được nhiều từ hình ảnh không lời ấy.
Theo Doanh Nhân