> Iran dọa trả đũa Mỹ, tăng cường an ninh khu vực
Tuy nhiên, cơ hội lần này có được tận dụng hay không vẫn còn là ẩn số bởi vì quá khứ đã cho thấy đàm phán luôn rơi vào thất bại khi lập trường hai bên quá khác biệt.
Trong những vòng đàm phán trước, phương Tây luôn đổ lỗi thất bại là do Iran không chấp nhận yêu cầu ngừng chương trình làm giàu urani, trong khi Iran cáo buộc phương Tây không công bằng.
Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của những lần đổ vỡ này là nội dung đàm phán. Mỹ và các đồng minh luôn giới hạn chủ đề đàm phán chỉ là chương trình hạt nhân của Iran.
Điều này thực chất là nhằm cô lập Iran trên bàn thương lượng. Trong khi đó, Iran muốn bổ sung vào nội dung đàm phán các vấn đề khu vực, trong đó bao gồm cả giải trừ hạt nhân, các cuộc khủng hoảng và hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Trong khi phương Tây chưa có một bằng chứng đáng tin cậy nào khẳng định Iran đang hoặc đã chế tạo được loại vũ khí hạt nhân thì chính Israel mới là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu cỗ máy hủy diệt này.
Vì vậy, nếu chỉ xét riêng góc độ vũ khí hạt nhân, việc gây sức ép buộc Iran phải ngừng các hoạt động hạt nhân trong khi phớt lờ thực tế tại đồng minh Israel, dường như mục tiêu của phương Tây chỉ nhằm làm suy yếu Iran hơn là quan ngại đến an ninh Trung Đông.
Bên cạnh đó, tìm cách gạt bỏ các vấn đề khu vực ra khỏi nội dung đàm phán cũng là làm suy yếu vị thế của Iran trong thương lượng bởi vì Mỹ và các đồng minh khó có thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng của quốc gia Hồi giáo này trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, với những đòn trừng phạt kinh tế, ngoại giao, kèm thêm các lời đe dọa về khả năng tấn công quân sự phủ đầu mà Mỹ và các đồng minh giáng xuống Iran trong thời gian qua, rõ ràng, mục tiêu của phương Tây là giành thế thượng phong và buộc Teheran phải nhượng bộ.
Từ thực tế này, có thể nói, chừng nào hai bên còn chưa tìm cách thu hẹp bất đồng, cơ hội thành công trong đàm phán hạt nhân giữa Iran với phương Tây vẫn còn đứng trước cánh cửa mở hẹp.