Đó là nhận định của các chuyên gia trước việc Ban giám hiệu trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tổ chức khảo sát lấy ý kiến 23 học sinh tham gia tát bạn 230 cái được dư luận phản ánh vừa qua.
Bà Phạm Thị Lệ Anh, hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình cho biết thực hiện báo cáo số 46/BC-THCSDN gửi Huyện ủy Quảng Ninh, UBND huyện Quảng Ninh, Phòng GD-ĐT Quảng Ninh vào ngày 26-11 có đoạn: “Chiều 24/11/2018 nhà trường đã điều tra học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả phiếu lấy ý kiến từ 23 học sinh như sau: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật nhưng trong đó có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý).
"Trường làm khảo sát để giảm nhẹ sự việc nhưng nó không có ý nghĩa. Trừ phi chuyện yêu cầu bạn tát em N hoàn toàn không có thật", Cô Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM.
Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thị bị tát (23/23 em). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 em trả lời), khi bị tát má em N. không bị chảy máu (23/23 em trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23 em trả lời), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23 em trả lời; còn lại không có câu trả lời). Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23 em trả lời), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 em trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”.
Nội dung khảo sát học sinh đã gặp phải sự phản ứng của nhiều chuyên gia giáo dục.
Cô Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng nhà trường khảo sát vấn đề gì với học sinh của lớp đó lúc này không còn quan trọng và không có ý nghĩa. Ban giám hiệu trường làm việc này chỉ để cho bản thân họ an toàn. Có thể có tình tiết không như báo chí phản ánh. Nhưng sự thật chỉ bằng 1/10 thông tin đã đưa là rất dã man rồi.
Trường làm khảo sát để giảm nhẹ sự việc nhưng nó không có ý nghĩa. Trừ phi chuyện yêu cầu bạn tát em N hoàn toàn không có thật. Nhưng sự thật là có đánh. Cho dù 231 cái hay 31 cái cũng đều quá nghiêm trọng. 1 cái tát còn có thể lý giải do cô nóng giận, đằng này cô làm nhiều lần rồi. Có nghĩa là có tính hệ thống, là phương pháp của cô, chứ không phải do cô lỡ tay vì nóng giận. Cô không tát mà để cho học sinh tát bạn là cô tránh trách nhiệm của cô. Cô đẩy trách nhiệm qua cho học sinh.
"Có vẻ như vị hiệu trưởng này đang cố gắng vùng vẫy để giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình. Nhưng càng làm càng trở nên lố bịch. Lẽ ra trường phải họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải đi khảo sát học sinh tát nhẹ với tát nặng", Cô Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM.
“Có tát đã là tệ rồi, lại còn nặng nhẹ. Ai đo được điều này? Lẽ ra cô giáo phải dạy cho học sinh không được xâm phạm thân thể người khác. Đằng này cô lại tạo cho học sinh làm điều đó. Sau này ra đời, các em gặp điều gì bức xúc thì cũng có thể đánh người ta à? “ – Cô Quyên bức xúc.
Theo cô Quyên, chuyện này đã quá sai lầm, đã quá nghiêm trọng rồi, trường lại còn làm thêm động tác khảo sát này nữa thì cô cảm thấy thực sự thiếu tôn trọng vị hiệu trưởng của trường.
“Có vẻ như vị hiệu trưởng này đang cố gắng vùng vẫy để giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình. Nhưng càng làm càng trở nên lố bịch. Lẽ ra trường phải họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải đi khảo sát học sinh tát nhẹ với tát nặng”
“Chỉ số EQ của con người bao gồm 4 yếu tố: tự nhận thức, tự quản lý bản thân, đồng cảm, giao tiếp xã hội thì 3 yếu tố đầu của cô hiệu trưởng này không ổn. Cô không nhận thức được trường cô ấy như thế nào, trách nhiệm của cô tới đâu. Vụ chìm phà ở Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng của họ ở xa như thế mà vẫn từ chức. Cô hiệu trưởng ngồi đó mà còn loay hoay tìm cách gỡ tội” – cô Tô Thụy Diễm Quyên phân tích.
Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cũng khẳng định việc cô T dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô T. Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa.
Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.
“Tôi chưa thấy tập thể giáo viên ở trường đã rút kinh nghiệm về việc này như thế nào với cô giáo T. Vì học sinh N bị tát không phải là học sinh đầu tiên mà trước đó đã có nhiều học sinh bị. Tại sao trường không biết, không rút kinh nghiệm” – TS. Nguyễn Tùng Lâm đặt câu hỏi.
Trước đó, công an Quảng Bình đã có quyết định khởi tố đối với cô N.T.P. T bắt bạn học tát một nam sinh 231 cái.