Kết quả bỏ phiếu của người dân quận 2, 9 và Thủ Đức về thành lập TP Thủ Đức

TPO - Ngày 4/9, thông tin từ ba quận 2, 9 và Thủ Đức cho biết đa phần người dân đồng tình thành sáp nhập các quận này lấy tên thành phố Thủ Đức, tỷ lệ ý kiến đồng thuận trên 82%.

Cụ thể, về việc sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức thành một đơn vị cấp huyện là thành phố Thủ Đức, tại quận 2 có hơn 72 nghìn người đi bỏ phiếu, trong đó có 82% cử tri đồng ý, 15% cử tri không đồng ý.

Tại quận 9 có hơn 142 nghìn người dân tham gia cho ý kiến, trong đó có hơn 97% cử tri đồng ý. Còn tại quận Thủ Đức, cử tri đồng ý chiếm 97,89% (có hơn 142 nghìn người dân đi bỏ phiếu).

Kết quả bỏ phiếu của người dân quận 2, 9 và Thủ Đức về thành lập TP Thủ Đức ảnh 1 Người dân đi bỏ phiếu lấy ý kiến về việc thành lập Thành phố Thủ Đức sáng 3/10. Ảnh H.A

Kết quả lấy ý kiến cử tri sẽ được thông qua HĐND các cấp ở địa phương trước khi trình UBND TPHCM vào ngày 10/10 tới đây. Dự kiến HĐND TPHCM sẽ có nghị quyết về việc lấy ý kiến cử tri trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện trên địa bàn thành phố.

 Trước đó ngày 3/10, người dân các quận Thủ Đức, quận 9, quân 2 (TPHCM) đi bỏ phiếu tại các tổ dân phố về việc sáp nhập 3 quận này thành TP.Thủ Đức.

 Ngày 3/10, 73 khu phố có đặt thùng phiếu của 12 phường trên địa bàn quận Thủ Đức đồng loạt tổ chức khai mạc tiếp nhận ý kiến người dân góp ý sáp nhập 3 quận thành TP.Thủ Đức. Tại quận 9, không bỏ phiếu tập trung như quận Thủ Đức, công tác thu phiếu lấy ý kiến tại nhà dân đã diễn ra từ ngày 26/9. Đến ngày 3/10 các tổ công tác đi thu phiếu những gia đình còn lại và tiến hành kiểm phiếu.

Kết quả bỏ phiếu của người dân quận 2, 9 và Thủ Đức về thành lập TP Thủ Đức ảnh 2 Người dân bỏ phiếu lấy ý kiến. Ảnh H.A

Cụ thể, người dân 3 quận trên tiến hành đi bỏ phiếu để lấy ý kiến về việc sáp nhập, thành lập TP.Thủ Đức. Đây là đơn vị hành chính cấp quận huyện mới của TPHCM. Người dân được lấy ý kiến đồng ý hay không đồng ý về việc sáp nhập 3 quận thành một và có đồng ý lấy tên TP.Thủ Đức hay không.

 Trước đó, ngày 1/10, Sở Nội vụ TPHCM đã có tờ trình về lộ trình, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn TPHCM trong giai đoạn 2019-2021.

Kết quả bỏ phiếu của người dân quận 2, 9 và Thủ Đức về thành lập TP Thủ Đức ảnh 3 Mật độ dân số Thành phố Thủ Đức. Ảnh hochiminhcity.gov.vn

Tờ trình của Sở Nội vụ TPHCM cũng đề xuất phương án bố trí trụ sở làm việc của TP Thủ Đức trong tương lai. Cụ thể, trụ sở UBND 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức hiện tại sẽ được trưng dụng để bố trí làm nơi đặt trụ sở Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể của thành phố Thủ Đức.

 Theo đó, trụ sở UBND quận 2 (số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) được đề xuất làm nơi đặt trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức. Trụ sở UBND quận Thủ Đức (số 43 Nguyễn Văn Bá, quận Thủ Đức) được bố trí làm trụ sở HĐND và UBND TP Thủ Đức.

 Riêng trụ sở UBND quận 9 (số 2/304 Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9) sẽ là trụ sở cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể TP Thủ Đức.

Thành phố Thủ Đức có tổng diện tích 211,56 km2 - quy mô dân số hơn 1 triệu dân trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận (quận 2, 9, Thủ Đức) và số đơn vị hành chính cấp xã hiện tại là 36 phường.

MỚI - NÓNG