Iran tham gia cơ chế an ninh do Nga, Trung Quốc dẫn dắt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Iran vừa tiến thêm một bước đến việc trở thành thành viên thường trực của cơ chế an ninh Trung Á do Nga và Trung Quốc dẫn dắt, trong bối cảnh Tehran đang muốn vượt qua tình trạng cô lập kinh tế do phương Tây tạo ra.
Iran tham gia cơ chế an ninh do Nga, Trung Quốc dẫn dắt ảnh 1

Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev (phải) gặp người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi trước thượng đỉnh SCO ngày 14/9. (Ảnh: Reuters)

Ngày 15/9, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cho biết Iran đã ký biên bản ghi nhớ về nghĩa vụ tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), nhân dịp diễn ra thượng đỉnh của khối trong tuần này ở Uzbekistan.

Ra đời từ năm 2001, SCO có các thành viên thường trực gồm Nga, Trung Quốc và các quốc gia từng là thành viên Liên Xô (cũ) ở Trung Á. Cách đây 4 năm, tổ chức được mở rộng để kết nạp Ấn Độ và Pakistan, với tầm nhìn về một vai trò lớn hơn nhằm đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây ở khu vực.

“Với việc ký kết thoả thuận về tư cách đầy đủ của SCO, giờ đây Iran đã bước vào giai đoạn mới về hợp tác kinh tế, thương mại, vận tải và năng lượng”, ông Hossein Amirabdollahian viết trên Instagram.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đang có mặt tại ốc đảo Samarkand, một thành phố nằm trên Con đường tơ lụa cổ, để dự thượng đỉnh SCO. Nhân dịp này, ông có cuộc gặp song phương với Tổng thống Nga Vladimir Putin, truyền hình Iran đưa tin.

Năm ngoái, tổ chức an ninh Trung Á này phê chuẩn đơn xin tham gia của Iran, trong bối cảnh các lãnh đạo cứng rắn ở Tehran kêu gọi các thành viên SCO giúp đỡ lập nên cơ chế để đối phó với trừng phạt của phương Tây vì chương trình hạt nhân mà Iran đang triển khai.

Iran từ nay có thể giam gia tất cả các cuộc họp của SCO, dù vẫn phải chờ một thời gian nữa để trở thành thành viên đầy đủ.

Kinh tế Iran chịu nhiều tác động tiêu cực từ năm 2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thời điểm đó từ bỏ thoả thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc thế giới.

Những cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt mấy tháng qua đang rơi vào ngõ cụt vì nhiều trở ngại.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và quan ngại gia tăng về một liên minh giữa Ả-rập Vùng Vịnh với Israel có thể thay đổi cân bằng quyền lực ở Trung Đông khiến Iran tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế và chiến lược với Nga, trong bối cảnh Nga cũng đang chịu nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây.

“Iran quyết tâm thúc đẩy quan hệ với Nga, từ kinh tế đến hàng không vũ trụ và chính trị. Hợp tác giữa Tehran và Mátxcơva có thể giảm đáng kể những hạn chế mà trừng phạt của Mỹ gây ra với hai nước chúng ta”, báo chí Iran dẫn lời ông Raisi nói trong cuộc gặp Tổng thống Putin.

Hồi tháng 7, chỉ vài ngày sau khi ông Biden thăm Israel và Ả-rập Xê-út, ông Putin đến Tehran để thực hiện chuyến công du đầu tiên ngoài không gian hậu Liên Xô kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Ngày 15/9, ông Putin cho biết một đoàn gồm đại diện 80 công ty lớn của Nga sẽ thăm Iran trong tuần tới, RIA đưa tin.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.