Indonesia cấm 5 loại si rô sau khi hàng trăm trẻ chết vì bệnh thận

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 20/10, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) yêu cầu dừng bán 5 loại si rô trị sốt, ho và cúm, sau khi gần 100 trẻ chết vì tổn thương thận trong năm nay.
Indonesia cấm 5 loại si rô sau khi hàng trăm trẻ chết vì bệnh thận ảnh 1

Các loại si rô bị thu hồi chứa thành phần gây hại cho thận và gan của trẻ em

BPOM yêu cầu các nhà sản xuất thu hồi 5 loại khỏi thị trường và tiêu hủy.

Các loại si rô này chứa thành phần ethylene glycol, với hàm lượng “vượt mức cho phép”, BPOM cho biết trong một thông cáo.

Tuy nhiên, BPOM nói rằng không thể kết luận những sản phẩm này là nguyên nhân duy nhất gây tổn thương thận, mà các vấn đề khác như nhiễm khuẩn và nhiễm virus cũng góp phần dẫn đến tổn thương.

Ethylene glycol và diethylene glycol được tìm thấy trong 4 loại si rô do Ấn Độ sản xuất, khiến gần 70 trẻ ở Gambia thiệt mạng trong thời gian gần đây.

Hai chất này được sử dụng làm dung môi trong si rô. Sự chuyển hóa của các hợp chất gây tổn thương gan và thận nghiêm trọng.

Dù các loại si rô từ Ấn Độ không được đăng ký và phân phối ở Indonesia, BPOM không loại trừ khả năng các chất trên có trong nhiều loại si rô đang bán ở Indonesia.

Năm thương hiệu bị cấm gồm Termorex Sirup, Flurin DMP Syrup, Unibebi Cough Syrup, Unibebi Fever Syrup và Unibebi Fever Drops.

Tính đến ngày 18/10, Bộ Y tế Indonesia báo cáo 206 ca tổn thương thận tại 20 tỉnh liên quan đến thuốc, trong đó 99 trường hợp tử vong.

Theo ST
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.