TPO - Các thành viên trong gia đình từ người lớn đến trẻ nhỏ, thậm chí cả phụ nữ mang thai cũng được huy động xuống sảnh chung cư Thanh Hà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) để nhận nước sạch.
TPO - Sáng 13/9, nước lũ tại các quận nội thành đã rút, người dân Hà Nội ven sông Hồng, sông Đuống tất bật dọn dẹp nhà cửa để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
TPO - Do ảnh hưởng của mưa lũ, trên địa bàn huyện Quốc Oai có 8 xã bị ngập úng, gồm: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Ngọc Liệp, Hòa Thạch, Yên Sơn với 1.120 hộ 4.655 nhân khẩu.
TPO - Trạm bơm tiêu nước Tây TP Hà Nội (hay còn gọi là trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) đang được vận hành tối đa công suất, giúp tiêu thoát hàng trăm ngàn mét khối nước mỗi giờ, góp phần tích cực chống ngập cho Thủ đô.
TPO - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, những ngày qua mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ (khu vực huyện Sóc Sơn, Hà Nội) dâng cao gây ngập lụt nhiều khu vực dân cư. Toàn huyện Sóc Sơn hiện có gần 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, người dân đang sống cô lập giữa 'ốc đảo'
TPO - Được đánh giá là làn cầu yếu, nên cùng với cấm xe tải khi nước sông Hồng dâng cao, hai làn cầu cánh gà của cầu Chương Dương cũng được yêu cầu cấm cả ô tô con. Tuy nhiên, do ùn tắc kéo dài trên cầu xảy ra thường xuyên nên khó thực hiện.
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Thủ đô Hà Nội trong 24 đến 48 giờ tới mưa giảm dần, không còn mưa lớn diện rộng, chỉ còn xuất hiện mưa dông cục bộ tập trung về chiều tối và đêm.
TPO - Mưa kéo dài trên diện rộng đã khiến mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên cao gây ngập lụt nhiều thôn, xóm ven sông trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến trưa 12/9 nhiều thôn ở xã Việt Long vẫn chìm trong biển nước, có người dân ngậm ngùi chia sẻ: "Làm lụng, tích họp nhiều năm nhưng chỉ cần một trận lũ về là trắng tay"
TPO - Chiều 12/9 thời tiết Hà Nội có nắng nhẹ, lũ trên sông Hồng đang xuống làm lộ rõ những mái nhà, vườn cây ở bãi giữa sông, nhiều khu dân cư vẫn đang chịu cảnh úng ngập.
TPO - Do mưa lũ kéo dài, nước sông Hồng dâng cao làm ngập hàng trăm ngôi nhà, đường phố, cây hoa bị tàn phá. Trong những ngày qua, người dân ven sông Hồng khu vực Hà Nội đã phải sơ tán để đảm bảo an toàn, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Trên nhóm Quận Long Biên, bạn đọc Tu Quy Duong đã chia sẻ hình ảnh cầu Chương Dương và cầu Long Biên nhìn từ trên cao vào sáng 10/9, cho thấy mức nước sông Hồng đang dâng rất cao.
TPO - Sáng 11/9, lũ trên sông Hồng tại Long Biên đạt mức 11m, vượt qua mức lũ kỷ lục năm 2008, chính quyền liên tục thông báo đề nghị người dân khẩn trương di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
TPO - Nước lũ tiếp tục dâng cao trong chiều 10/9, nhiều người dân sống bên bờ sông Hồng (Hà Nội) đã được chính quyền hỗ trợ sơ tán và di dời tài sản. "Tôi rất lo lắng cho tài sản của gia đình, nhưng việc quan trọng nhất lúc này là tránh lũ để đảm bảo an toàn", một người dân ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình chia sẻ.
TPO - Để ứng phó với nước lũ sông Hồng liên tục dâng cao, ngay trong sáng 10/9, lực lượng chức năng Hà Nôi đã tiến hành lập chốt, huy động các phương tiện hỗ trợ người dân di dời tài sản, vật dụng lên bờ an toàn.
TPO - Hiện nay, lũ lên rất nhanh trên sông Hồng tại Hà Nội với mức báo động 1, lên mức báo động 2 trong đêm nay và sáng mai (11/9). Khu vực bãi giữa sông Hồng, đoạn chân cầu Long Biên đã gây úng ngập cục bộ. Giao thông khu vực đình trệ, người dân chỉ có thể di chuyển bằng xuồng để chạy lũ.
TPO - Theo dự báo từ các chuyên gia khí tượng, khu vực Thủ đô Hà Nội từ đêm qua (9/9) đã bắt đầu chuyển mưa dông trở lại. Nguyên do bởi ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục địa tăng cường. Dự báo mưa vừa, mưa to và dông có thể kéo dài tới sáng 11/9.