Hướng tới một triệu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin

Hướng tới một triệu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin
TPO - Đảng và Chính phủ chủ trương đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT với một số đích đến quan trọng: 1 triệu nhân lực cho ngành CNTT, phát triển hạ tầng băng thông rộng trên toàn quốc...
Khánh thành hệ thống giao ban trực tuyến nghành TT- TT Hà Giang diễn ra ngày 2/12/2013, thuộc gói thầu “Nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT cho các địa phương”
Khánh thành hệ thống giao ban trực tuyến ngành TT- TT Hà Giang diễn ra ngày 2/12/2013, thuộc gói thầu “Nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT cho các địa phương” .

Nhằm góp phần thực hiện Chiến lược trên, tháng 6/2006, Dự án “Phát triển Công nghệ thông tin _ Truyền thông (CNTT-TT) tại Việt Nam” được triển khai với sự tham gia của Bộ TT&TT, Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, TP Hà Nội và TP Đà Nẵng. Bộ TT&TT là đơn vị điều phối toàn dự án. Dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới, triển khai trong giai đoạn 2006-2013.

Mục tiêu tổng quát của Dự án là nhằm: Hỗ trợ Bộ TT-TT trong việc phát triển các thể chế, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hoạch định chính sách trong lĩnh vực CNTT-TT; Hỗ trợ các đơn vị thụ hưởng nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và các doanh nghiệp; Trợ giúp sự phát triển kinh tế tư nhân; Tăng cường nhận thức và khả năng ứng dụng CNTT- TT có hiệu quả cho người dân. Dự án được triển khai theo 4 Dự án thành phần quan trọng.

Hỗ trợ chỉ đạo CNTT-TT và hiện đại hóa Bộ TT&TT

Dự án thành phần này nhắm đến các mục tiêu chính như: Xây dựng khung Chính phủ điện tử và tiêu chuẩn CNTT chung cho các Bộ, ban, ngành nhà nước; Nâng cao kiến thức và khả năng quản lý CNTT-TT thông qua các chương trình đào tạo, tăng cường năng lực cán bộ lãnh đạo và chuyên viên về Công nghệ thông tin (CIO/IO) và đội ngũ xây dựng chính sách; Tăng cường năng lực hạ tầng thông tin cho Bộ TT&TT và một số Sở TT&TT; Nâng cấp chất lượng 3 dịch vụ công chủ chốt của Bộ TT&TT về cấp phép trực; Xây dựng Trung tâm dữ liệu, mở rộng Hệ thống quản lý và cấp thị thực trực tuyến cho Bộ Ngoại giao.

Xây dựng chính phủ điện tử cho Hà Nội và Đà Nẵng

Hai Dự án thành phần này tập trung hướng tới các mục tiêu chính như: Thiết lập kiến trúc tổng thể CNTT – TT, phát triển Chính phủ điện tử, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp truy cập thông tin và các dịch vụ công trực tuyến tốt hơn thông qua Cổng thông tin điện tử; Góp phần nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CNTT-TT cho các cán bộ thành phố; Nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT-TT cho người dân và các doanh nghiệp.

Đối với TP Đà Nẵng, Dự án thành phần còn gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính nhằm “tăng cường năng lực và chất lượng dịch vụ công, giảm chi phí và thời gian giao dịch; cải thiện tính minh bạch, phát huy dân chủ và tăng cường sư tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình hoạch định chính sách” - ông Phạm Kim Sơn – Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Đà Nẵng cho biết.

Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê

Dự án thành phần 4 hướng đến các mục tiêu chính như: Thiết lập kiến trúc tổng thể về CNTT - TT; Cải thiện khả năng thu thập, chuyển tải, xử lý, phân tích dữ liệu thông qua hệ thống mạng kết nối; Tiến hành phân tích và tái cấu trúc quy trình hoạt động cho tối ưu. Trên cơ sở đó, Dự án đã góp phần giảm thời gian thu thập và xử lý số liệu điều tra; nâng cao hiệu quả quản lý số liệu và tạo báo cáo thông qua tích hợp cơ sở dữ liệu; cải thiện tính minh bạch và thời gian tiếp cận ngắn thông qua cổng điện tử GSO; nâng cao năng lực cán bộ; tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận các số liệu thông kê thuận lợi thông qua Hệ thống thống kê tập trung.

Đánh giá về chặng đường phát triển Dự án, ông Phạm Quang Tú – Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT - TT tại Việt Nam chia sẻ: “Dự án bước đầu đã tạo ra nền móng vững chắc, môi trường sẵn sàng cho việc phát triển CNTT-TT và triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chương trình cải cách hành chính. Dự án cũng giúp đào tạo, nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp, đồng thời góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT; nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở các Bộ, ngành và một số địa phương tiêu biểu; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT - TT”

Theo Viết
MỚI - NÓNG