>Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về sửa đổi Hiến pháp
>Từ 2-1-2013 lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp
> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn nói về văn hóa từ chức
> Thủ tướng nói về giải pháp xử lý nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho bất động sản
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. . Ảnh: Ảnh: N.Hưng |
Sáng 11-12, đánh giá kết quả kỳ họp thứ 4 vừa qua, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều người phản ánh về tình trạng "mớm" vấn đề hỏi để trả lời theo kiểu "em phải bấm nút đăng ký hỏi sớm để anh trả lời cho hết thời gian". Tuy nhiên, ông Sơn nói rõ là chỉ phản ánh chứ không kết luận vì đây là dư luận "chưa có kiểm chứng".
Về hạn chế của kỳ họp, Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng, có vị trả lời chất vấn còn nặng về kể thành tích, dài dòng, né vấn đề, khiến đại biểu "nghe xong còn bực thêm".
Để nâng cao chất lượng phiên chất vấn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước và Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, đại biểu nên nêu ít câu hỏi, tập trung vào vấn đề bức xúc nhất; đồng thời tăng thời gian trả lời của các thành viên Chính phủ chứ không nên nặng về số lượng người trả lời.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh sự cần thiết tăng thêm truyền hình trực tiếp các buổi làm việc, đặc biệt là phiên thảo luận. "Chẳng có gì nhạy cảm cả, với dân cứ nói thật hết, sinh hoạt của Quốc hội càng minh bạch công khai càng tốt", Chủ tịch Quốc hội nói.
Để tạo thuận lợi cho người dân theo dõi, giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cần sớm đưa vào hoạt động kênh truyền hình riêng của Quốc hội.
Về tình trạng đại biểu Quốc hội vắng họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho hay, trong 3 tuần đầu của kỳ họp, có trên 500 lượt đại biểu vắng. Trong đó, hai đoàn nhiều đại biểu là TP HCM và Hà Nội vắng nhiều nhất.
Theo bà Nguyễn Thị Nương, Hà Nội và TP HCM có nhiều lượt đại biểu vắng mặt trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. . Ảnh: Ảnh: N.Hưng. |
Liên quan tới việc chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 5, dù theo kế hoạch là sẽ thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) song theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, còn nhiều ý kiến băn khoăn liệu năm 2013 đã có thể thông qua và ban hành được hay chưa.
Tại kỳ họp này, hai nội dung mới, quan trọng là tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn. Nội dung lấy phiếu tín nhiệm sẽ được dành thời lượng nửa ngày. "Tinh thần của Quốc hội là phải lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp", ông Lưu nói.
Ngoài nội dung nói trên, dự kiến kỳ họp tới Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự luật và cho ý kiến vào 8 dự luật khác. Thời gian diễn ra kỳ họp diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6-2013.
Theo Nguyễn Hưng
VNE