Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật

Chuyên gia Nhật chuyển giao công nghệ làm hồng sấy treo
Chuyên gia Nhật chuyển giao công nghệ làm hồng sấy treo
TPO - Hồng treo gió hoặc sấy treo mang hương vị tự nhiên của Đà Lạt đang “sốt” trên thị trường hoa quả Tết bởi có chất lượng cao và an toàn. Chưa bao giờ sản phẩm từ quả hồng Đà Lạt lại hút khách đến thế.  

Sau quá trình khảo sát công phu, các chuyên gia Nhật Bản xác định quả hồng của TP.Đà Lạt có chất lượng tương tự xứ sở mặt trời mọc nên đã hỗ trợ một số kỹ sư và nông dân Đà Lạt sang Nhật học tập phương pháp treo gió nhằm tạo ra ra sản phẩm hồng khô đặc sắc.

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 1 Sấy gió quả hồng.

Hàng chục cơ sở treo gió quả hồng ra đời đã giúp hồng Đà lạt vượt qua nghịch cảnh được mùa mất giá, nhiều lúc phải đổ bỏ hàng loạt vì quả hồng tươi rất dễ hư, thối.

Trước kia hồng tươi chỉ có giá trên dưới 10.000 đồng/kg, nhiều lúc rớt giá chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg. Khi áp dụng công nghệ treo gió của Nhật, khoảng 7 kg quả hồng tươi sẽ cho ra 1 kg hồng khô với giá lên tới 200-300 ngàn đồng/kg, dịp Tết vọt lên 400 ngàn đồng/kg.

Mới đây, ông Kazuharu Ikeda (chuyên gia Nhật Bản) đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ sấy treo cho quả hồng Đà Lạt. Nếu hồng treo gió dựa vào thời tiết tự nhiên khiến tỉ lệ quả bị hỏng khá cao khi gặp mưa, độ ẩm cao thì công nghệ sấy treo không bị tác động bởi thời tiết bên ngoài, do đó tỉ lệ quả bị hỏng không đáng kể.

 Sau khi được chuyển giao công nghệ sấy treo, sản phẩm hồng sấy mềm, dẻo, giữ được lượng đường trong quả, độ ngọt đậm đà, hương thơm tự nhiên.

Ông Kazuharu Ikeda cho biết hồng sấy treo được sản xuất theo công nghệ sạch với quy trình xử lý khép kín. Đầu tiên, quả hồng được đưa vào máy rửa công nghiệp để làm sạch bề mặt.  

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 2 Rửa quả hồng bằng máy công nghiệp.

Sau khi rửa sạch quả hồng, công nhân vận hành máy gọt để loại bỏ toàn bộ vỏ (chỉ giữ lại cuống) và khử trùng để hạn chế sự phát triển của nấm mốc.

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 3 Gọt vỏ quả hồng..

Tiếp đó, những quả hồng được phân loại theo kích cỡ rồi treo trên giàn.

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 4

Treo quả hồng lên giàn..

Hồng sau đó được đưa vào lò sấy khô bề mặt trong nhiều giờ.

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 5 Lò sấy hồng hiện đại.

Những dây treo hồng được chuyển qua khu sấy khô tự nhiên trong phòng, duy trì nhiệt độ dưới 15oC (mô phỏng điều kiện thời tiết tại Nhật Bản vào mùa làm hồng).

 Quả hồng sau khi đã đạt được độ mềm và kích thước tiêu chuẩn sẽ được tháo khỏi giá treo,cắt tỉa cuống một lần nữa. Sau đó đưa lên máy rung lắc để tạo phấn. Phần phấn này chính là fructozo được tiết ra từ quả hồng. Mục đích để quả hồng đạt đến độ ngọt chuẩn, thơm ngon cả trong lẫn ngoài.

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 6 Dùng máy rung lắc quả hồng để tạo phấn.

Toàn bộ quy trình kéo dài trong khoảng 3 - 4 tuần. Quả hồng sấy khô tiêu chuẩn sẽ có đạt độ khô, kích thước teo nhỏ và mật hồng đặc trong ruột.  

Mỗi công đoạn đều được chú ý đảm bảo vệ sinh và thực hiện dưới sự kiểm soát chính xác về nhiệt độ, độ ẩm và gió.

Hồng Đà Lạt lên đời, 'cháy hàng' khi sấy treo kiểu Nhật ảnh 7 Máy đóng gói tự động quả hồng sấy.
MỚI - NÓNG