Hơn 10.000 người Việt Nam đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Hơn 10.000 người Việt Nam đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19
TPO - Sáng 14/3, Bộ Y tế thông tin không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 và có thêm 4.793 người được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Như vậy, Việt Nam đã có 10.041 người được tiêm vắc xin này.

Cụ thể, thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia (TCMR) cho hay, tính tới cuối giờ chiều ngày 13/3, có thêm 4.793 người được tiêm chủng an toàn vắc xin phòng COVID-19, nâng tổng số người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam lên 10.041 người.

Đây là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.

Chi tiết 10.041 người được tiêm tại 12 tỉnh/TP trong sáu ngày từ 8-13/3 như sau:  Tỉnh Hải Dương: 6.287 người; TP. Hà Nội: 163 người; Hưng Yên: 840 người; Tỉnh Bắc Ninh: 312 người; Bắc Giang: 823 người; TP. Hải Phòng: 205 người ; TPHCM: 774 người; Gia Lai: 200 người; Long An: 193 người; TP. Đà Nẵng: 117 người; Hòa Bình: 32 người; Khánh Hòa: 95 người.

Bộ Y tế cho biết một số cơ sở y tế tạm ngừng trong 2 ngày nghỉ cuối tuần và tiếp tục triển khai vào đầu tuần tới khi quay trở lại làm việc. Tỉnh Hải Dương đang ưu tiên triển khai tại 6 huyện gồm TP. Hải Dương, Cẩm Giàng, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn và Nam Thành, các huyện còn lại sẽ triển khai từ ngày 17/3.

Theo báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng, trong ngày 13/3 Chương trình TCMR không ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Các địa phương yêu cầu người đi tiêm thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe và tiền sử tiêm cho cán bộ y tế như các bệnh nền, các bệnh cấp tính mắc và sử dụng thuốc trong thời gian gần đây, lưu ý các trường hợp có tiền sử dị ứng. Các biểu hiện về sức khỏe được theo dõi chặt chẽ và báo cáo đầy đủ hàng ngày cho thấy công tác triển khai được thực hiện tốt, hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng hoạt động tích cực và vắc xin tiếp tục được triển khai an toàn.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc tiếp tục triển khai giám sát, xét nghiệm SARS-CoV-2.  Ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao nhất là trong thời điểm các công ty, doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động.

Đồng thời triển khai xét nghiệm ngay cho các đối tượng đã được xác định có nguy cơ cao theo chỉ định dịch tễ, đảm bảo 100% số đối tượng này có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi đi làm.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo chọn một trong các đơn vị xét nghiệm đủ năng lực để lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2, trong trường hợp nghi dương tính, dương tính phải chuyển ngay mẫu đến phòng xét nghiệm đã được phép xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 (trong trường hợp phòng xét nghiệm chưa được phép xét nghiệm khẳng định theo sự điều phối của Sở Y tế tỉnh, thành phố); triển khai lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả đúng thời hạn và báo cáo theo hướng dẫn, quy định hiện hành.

Các công ty, doanh nghiệp phải chủ động liên hệ, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, thành phố để được đánh giá tình hình dịch tễ COVID-19 trước khi có chỉ định xét nghiệm và được điều phối tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay cho người lao động; chịu trách nhiệm thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định hiện hành.

Trong quá trình tổ chức lao động, sản xuất phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.