Hơn 1.000 cây đao, kiếm, súng bắn bi trong bưu kiện vào Sài Gòn bị thu giữ

Súng bắn bi nguỵ trang dụng cụ nhà bếp.
Súng bắn bi nguỵ trang dụng cụ nhà bếp.
TPO - Hơn 1.000 hung khí nguy hiểm gồm đao, kiếm đến súng bắn bi… được nguỵ trang dưới hình thức dụng cụ nhà bếp vận chuyển bằng đường bưu điện từ miền Bắc vào TPHCM tiêu thụ vừa bị cơ quan chức năng phát hiện.

Chiều 27/11, công an quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, đã phối hợp với bưu điện quận Thủ Đức phát hiện lượng lớn hung khí nguy hiểm do các đối tượng vận chuyển qua đường bưu điện từ các tỉnh phía Bắc vào.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng phát hiện lô hàng gồm 441 kiện hàng có dấu hiệu khả nghi nên tiến hành kiểm tra thực tế. Kết quả cho thấy, bên trong các kiện hàng này chứa hơn 1.000 hung khí nguy hiểm các loại như: dao mèo, kiếm, dao găm, súng cao su, đao 3 khúc, kiếm nhật, súng bắn bi…

Hơn 1.000 cây đao, kiếm, súng bắn bi trong bưu kiện vào Sài Gòn bị thu giữ ảnh 1    Hơn 1.000 cây đao, kiếm, súng bắn bi trong bưu kiện vào Sài Gòn bị thu giữ ảnh 2

Hơn 1.000 vũ khí nguy hiểm bị thu giữ.

Ngay sau đó, công an quận Thủ Đức đã triệu tập 20 đối tượng mua các loại vũ khí này lên làm việc để điều tra, làm rõ. Bước đầu, các đối tượng khai các loại hung khí này được đặt mua trên mạng xã hội.

Sau khi đặt mua, số hung khí này sẽ được người bán vận chuyển qua các công ty giao nhận và đường bưu điện với giá từ 250 đến 1 triệu đồng/1 món. Người bán đóng gói và ghi bên ngoài là công cụ nhà bếp hòng qua mặt cơ quan chức năng.

Theo công an, đây là những hung khí nguy hiểm có thể tháo rời, ráp nối thành những con dao dài, dễ dàng cất dấu. Hiện cơ quan chức năng đã thu giữ lô hàng, tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

MỚI - NÓNG
Việt Nam cần có biện pháp cải cách chi phí kinh doanh, tạo điều kiện cho DN. Ảnh minh họa: Như Ý
Dồn lực cho mục tiêu tăng trưởng
TP - Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6 - 6,5%. Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hay nhiều tổ chức trong nước, quốc tế ủng hộ cho mục tiêu này. Tuy vậy, Việt Nam được khuyến nghị còn nhiều yếu tố cần cải thiện như đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), dồn lực cho đầu tư công, xuất khẩu.