TP - Đã qua nhiều năm, gia đình chúng tôi – người viết bài này, vẫn giữ bài văn của cậu cháu trai, có tên ở nhà là “Bin”. Đề bài: “Hãy kể về một kỷ niệm sâu sắc với thầy (cô giáo) của em”.
TPO - Trích dẫn của bạn học sinh này trong bài văn làm dấy lên cuộc tranh luận trong dân mạng. Nhiều người cho rằng việc vận dụng kiến thức, vấn đề xã hội là cần thiết nhưng không có nghĩa là ví dụ nào cũng phù hợp để đưa vào.
TPO - Với mong muốn hình thành nên một cộng đồng cùng chia sẻ kiến thức văn học hữu ích cho các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12, Thanh Hà (sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Thùy Linh (sinh viên Đại học Luật Hà Nội) đã cùng nhau thành lập dự án Mochi’s garret - Gác xép văn chương.
TPO - Nguyễn Thị Ngọc Mai là sinh viên năm 2 Học viện Ngoại giao Việt Nam, chuyên ngành Luật Quốc tế có bảng thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa “khủng”. Cô là cựu học sinh lớp Chuyên Văn trường Trung học Phổ thông Chuyên Bắc Ninh.
TPO - Từ một môn học luôn được coi là “khó nhằn”, một cô giáo ở trường tiểu học Thủ Lệ, quận Ba Đình, Hà Nội đã có phương pháp dạy sáng tạo để tạo cảm hứng, "lôi kéo" học trò đến với môn tập làm văn.
TP - Lớp 9, mấy đứa chúng tôi chỉ mới thích học văn, năm lớp 10 mới được thầy Luận (GS Phan Trọng Luận bây giờ) vừa dạy văn vừa là thầy chủ nhiệm, tối thứ 7 gọi đến hướng dẫn học thêm thì Ca Lê Hiến đã có thơ đăng báo. Hết năm ấy anh được đặc cách thi vào Đại học Tổng hợp Sử. Nhưng lúc ấy không ai biết chuyện Hiến làm thơ.
Trăn trở với việc làm thế nào để những thế hệ sau này sống thật hơn với cảm xúc, với chính kiến của riêng mình, nhiều độc giả cho rằng: không thể chỉ trách giáo viên, mà đây là lỗi hệ thống.
TP - Tôi chợt nhớ chuyện gia đình của một nữ sinh có bài viết gây xôn xao cư dân mạng năm 2006. Bài văn của nữ sinh Hà Minh Ngọc, lớp 11 chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội viết về sự thành công được Tiền Phong triển khai thành loạt bài góp phần thay đổi cách dạy và học văn xơ cứng, trong trường học...