Học sinh nước ngoài bị xử phạt giao thông như thế nào

Học sinh, trẻ em dưới 18 tuổi ở Mỹ thường được phụ huynh đưa đón khi tham gia giao thông.
Học sinh, trẻ em dưới 18 tuổi ở Mỹ thường được phụ huynh đưa đón khi tham gia giao thông.
Nếu học sinh vi phạm giao thông ở Mỹ, mức độ nhẹ thì bị phạt tiền, nặng có thể bị tịch thu bằng lái, tạm giữ sau khi đã làm việc cùng cha mẹ hoặc người giám hộ.

Ở Mỹ hiện nay phát triển hệ thống camera giám sát giao thông tự động tại các tuyến đường chính, khu vực có nhiều người đi bộ và xung quanh trường học.

Luật giao thông Mỹ quy định người điều khiển các loại phương tiện giao thông, bất luận trong trường hợp nào, đều phải nhường người đi bộ. Người đi xe đạp và xe máy được hưởng đầy đủ quyền giao thông trên đường như người điều khiển ôtô. Hầu hết các bang ở Mỹ cấm sử dụng còi xe, đèn pha.

Khi vi phạm luật giao thông, nếu bị cảnh sát chặn lại thì người điều khiển phương tiện phải ngồi nguyên trước tay lái, không được bước ra khỏi xe, xuất trình cho cảnh sát tất cả giấy tờ cần thiết và cảnh sát tự lập hồ sơ, ghi phiếu phạt, ghi rõ họ tên cảnh sát và địa chỉ nơi xảy ra vi phạm.

Nếu học sinh dưới 18 tuổi vi phạm giao thông sẽ bị gọi bố mẹ hoặc người bảo hộ đến nộp tiền phạt và chịu trách nhiệm, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải hầu tòa.

Trường hợp học sinh đã có bằng lái thì vẫn áp dụng luật bình thường như nộp phạt hành chính hoặc bấm lỗ bằng. Tuy nhiên, việc học sinh vi phạm giao thông ở Mỹ là khá hiếm bởi hầu hết được gia đình đưa đón hoặc tự mình đi các loại xe điện ngầm, tàu hỏa.

Nếu như luật giao thông Mỹ thực sự nghiêm khắc và khuôn khổ thì Trung Quốc lại khá kỳ quặc như rọi đèn pha vào mắt trong 5 phút nếu người vi phạm (kể cả học sinh) bị bắt gặp sử dụng đèn pha ôtô trong thành phố hay “đứng đường” không nhúc nhích nếu vượt đèn đỏ cho đến khi cảnh sát giao thông phát hiện thêm trường hợp vi phạm khác.

Không dừng lại ở đó, nếu ai vượt đèn đỏ, sẽ phải đội mũ “cắm sừng” (đội mũ xanh tại Trung Quốc là điều cấm kỵ bởi đó là biểu tượng của người bị vợ hoặc chồng phản bội, ngoại tình) điều khiển giao thông giữa ngã tư đường - một kiểu hình phạt đánh vào lòng tự trọng của người vi phạm giao thông.

Học sinh nước ngoài bị xử phạt giao thông như thế nào ảnh 1

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Trung Quốc dẫn đến việc nhiều hình phạt kỳ quặc được ra đời để chấn chỉnh ý thức người dân.

Mặc dù luật giao thông của nhiều nước trên thế giới rất phức tạp và nghiêm ngặt, mỗi nơi đều có một bộ luật riêng, nhưng tựu chung đều nhằm tạo thuận lợi nhất, bảo đảm an toàn nhất cho việc đi lại của con người, phương tiện.

Tại Việt Nam, quy định xử phạt học sinh vi phạm giao thông vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành, trong đó có nội dung "trường hợp đã được giáo dục nhưng tái phạm nhiều lần sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, buộc thôi học một tuần để gia đình và địa phương quản lý, giáo dục răn đe". Tuy nhiên, vấn đề đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.