Học sinh các huyện ngoại thành Hà Nội thế nào trong ngày đầu đến trường?

0:00 / 0:00
0:00
Học sinh Trường THCS Mai Đình, Sóc Sơn (Hà Nội) chào cờ trong buổi học đầu tiên.
Học sinh Trường THCS Mai Đình, Sóc Sơn (Hà Nội) chào cờ trong buổi học đầu tiên.
TPO - Sáng nay (22/11), học sinh lớp 9 các trường THCS thuộc 10 huyện, thị xã Hà Nội háo hức đến trường sau gần 3 tháng học trực tuyến.

Các huyện học sinh được đi học gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

Theo báo cáo của các huyện, 200/459 trường cho học sinh đến trường học tập trực tiếp, tổng số 794 lớp học, tổng số học sinh đi học đạt tỉ lệ (97,47%), vắng 707 học sinh (2,6%).

Các huyện Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, thị xã Sơn Tây và trường Phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì đang chuẩn bị các điều kiện và sẽ cho học sinh đến trường vào ngày 23,24/11/2021.

Học sinh vui tươi, háo hức

Tại trường THCS Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), học sinh có mặt từ sớm để đo thân nhiệt, sát khuẩn tay rồi mới vào lớp học. Ở lớp, giáo viên chủ nhiệm được phân công nhiệm vụ ghi thân nhiệt từng học sinh vào sổ theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

Học sinh các huyện ngoại thành Hà Nội thế nào trong ngày đầu đến trường? ảnh 1

Học sinh được đo nhiệt độ trước khi vào lớp.

Bà Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, ngày đầu tiên chỉ có khối 9 đi học với 303 học sinh. Chỉ có 1 học sinh vắng học có lý do. Nhiều học sinh tự mang bình nước uống cá nhân đi học. Qua đánh giá, tất cả học sinh đều rất vui tươi, phấn khởi được quay lại trường sau một thời gian dài giãn cách và học trực tuyến. Trong suốt buổi học, các em ý thức phòng chống dịch như, đeo khẩu trang trong suốt giờ học. Các lớp học được bố trí cách xa nhau, học sinh không ra chơi mà chỉ có 5 phút để chuyển tiết.

Buổi học đầu tiên đúng ngày thứ 2, trường cho học sinh chào cờ ngay trong lớp học. Nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất như phòng cách ly, phòng chờ phòng khi có tình huống bất thường. Tuy nhiên, học sinh ốm, sốt được thông báo ở nhà, khi đến cổng trường, các em lại được đo thân nhiệt một lần nữa.

Học sinh các huyện ngoại thành Hà Nội thế nào trong ngày đầu đến trường? ảnh 2

Học sinh chào cờ trong lớp học.

Về kế hoạch dạy học, hiệu trưởng các trường THCS cho biết, trong tuần đầu tiên, giáo viên được yêu cầu ôn tập, củng cố kiến thức trong thời gian học trực tuyến. Rà soát những học sinh yếu kém, chưa nắm được bài để có phương án dạy bù kiến thức cho các em. Sang tuần tới, giáo viên sẽ dạy song song chương trình mới và ôn tập.

Học sinh các huyện ngoại thành Hà Nội thế nào trong ngày đầu đến trường? ảnh 3

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến kiểm tra công tác dạy học.

Ông Đinh Bá Ngọc, Hiệu trưởng THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn cho biết, trên địa bàn có F0 nên học sinh vẫn phải học trực tuyến. Nhà trường chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, sẵn sàng mở cửa trường học khi được phép.

Bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng phòng GD&ĐT Sóc Sơn cho biết, đến chiều 21/11, qua rà soát vẫn còn một số xã có trường hợp nghi ngờ F0 nên các xã đó tạm dừng cho học sinh đến trường. 15/27 trường sáng nay được đón học sinh đi học trở lại sáng nay đã sẵn sàng, chủ động cho các kịch bản dạy học trong điều kiện có COVID-19.

Học sinh các huyện ngoại thành Hà Nội thế nào trong ngày đầu đến trường? ảnh 4

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra việc chuẩn bị phòng y tế của các nhà trường.

Phía Phòng GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường chuẩn bị các kịch bản, trong đó đón học sinh đi học trực tiếp cụ thể ra sao; trường hợp nghi ngờ có F0. Khi đó, nhà trường cách ly lớp học đó và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã để triển khai các bước tiếp theo.

Về chuyên môn, theo bà Huế, trong tuần đầu học sinh đi học trực tiếp, các trường dạy tất cả các môn trong chương trình, trong đó tập trung ôn tập kiến thức của 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Khi học sinh đi học trở lại trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều người lo ngại nếu phát sinh F0 sẽ lại nghỉ học gây xáo trộn cho cả thầy và trò, tuy nhiên, bà Huế khẳng định, trong tình hình hiện nay, các trường học cũng như thầy trò phải thích ứng linh hoạt mới có thể dạy học trực tiếp.

Nghi ngờ F0, cách ly lớp học

Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết, địa phương có 20 trường THCS, sáng nay chỉ có 7 trường đủ điều kiện mở cổng trường. 13 trường còn lại rơi vào tình huống, chưa qua 14 ngày có trường hợp F0. Theo chỉ đạo của TP, phường, xã trải qua 14 ngày không có F0 trong cộng đồng, trường học được mở cửa.

“Trong ngày đi học đầu tiên, tỉ lệ học sinh đến trường đạt 95,82%. Qua kiểm tra cho thấy học sinh, giáo viên đều rất vui vẻ, phấn khởi vì được đến trường học trực tiếp. Các trường đều tổ chức chào cờ tại lớp học và thực hiện nghiêm giải pháp phòng dịch”, ông Hậu nói.

Kiểm tra công tác chuẩn bị, đón học sinh trở lại trường học trực tiếp sáng nay tại huyện Sóc Sơn và Mê Linh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đánh giá, các trường đều có kịch bản chu đáo, từ việc giãn cách, bố trí chỗ ngồi học sinh đến xử lý các tình huống có thể xảy ra. Từ sáng sớm, học sinh, giáo viên hay thành viên đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT vào trường đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay. Phòng Y tế học đường trang bị đầy đủ thiết bị, thuốc men dự phòng.

Khi được hỏi, học sinh đều trả lời thích học trực tiếp hơn học trực tuyến vì không phụ thuộc vào điều kiện sóng và thiết bị. Do đó, các em đều ý thức phải tuân thủ quy tắc 5K để được đến trường học trực tiếp.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng khẳng định thêm, việc cho học sinh quay lại trường học là rất quan trọng. Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành giáo dục phải chủ động thích ứng. Sở GD&ĐT khuyến cáo các nhà trường tham mưu chính quyền địa phương, nếu đảm bảo an toàn có thể cho học sinh đi học. Trong quá trình học sinh trở lại trường học trực tiếp nếu có vấn đề xảy ra, trường học sẽ lập tức khoanh vùng đảm bảo an toàn cho học sinh.

Trước đó, ngày 20/11/2021, Sở GD&ĐT Hà Nội có thông báo cho học sinh 18 huyện, thị xã vùng xanh của ngoại thành Hà Nội đủ điều kiện được trở lại trường.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.