TPO - 19 giờ 30 phút mỗi tối hàng tuần, lớp học chữ ở nhà văn hóa bản Lở (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An) lại sáng ánh điện. Tiếng đánh vần, đọc chữ, làm toán cộng, trừ, nhân, chia vang lên giữa không gian im ắng của núi rừng. Đó là lớp học miễn phí của cô giáo Lô Thị Hằng mở ra để dạy các mẹ, các chị mù chữ.
TPO - Nhiều phụ huynh cho biết, năm ngoái học chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới, trẻ rất vất vả khi vào lớp 1 nên đã sớm cho con đi học tiền lớp 1 trong khi giáo viên, nhà quản lý giáo dục khuyên không nên.
TP - Các chuyên gia cho rằng, trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng đề giáo dục sớm, nhưng thông qua các hoạt động vui chơi để trẻ tiếp nhận kiến thức, kỹ năng; đổ xô cho con đi học trước, luyện chữ là sai lầm.
TPO - Chỉ còn gần 2 tuần nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào lễ khai giảng đầu năm học mới. Tuy nhiên, ở Hà Nội thời điểm này, nhiều trường tiểu học đã vào dạy học chính thức. Dễ nhận thấy, nhiều phụ huynh lo sợ, hoang mang khi con bước chân vào lớp 1 nhưng vẫn chưa biết chữ.
TP - Lênh đênh là thật, là nghĩa đen, và “Hồ trên núi” cũng là thật. Không hề lãng mạn như trong ca khúc “Hồ trên núi” viết về hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) của nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhiều đứa trẻ 8-9 tuổi sống ven cái hồ nổi tiếng này vẫn phải ngày ngày chèo thuyền giữa mênh mang sóng nước, đánh cược mạng sống với thủy thần để học cái chữ…
Phụ huynh muốn con học chữ trước khi vào lớp 1 nhưng rất ít đứa trẻ đang trong môi trường vui chơi có hứng thú với cách học gò bó, ép buộc. Và nhiều trẻ lớp Lá phải làm quen với những nét chữ đầu đời trong sự la mắng, hù dọa của phụ huynh.
“Chúng ta đừng cường điệu hóa quá bởi kiến thức ở chương trình lớp 1 rất đơn giản, chủ yếu là để các con làm quen với chữ cái, phép tính. Ở các vùng nông thôn, vùng sâu, chúng ta thấy trẻ vẫn biết đọc, biết viết bình thường mà có cần phải đi học trước đâu?”.
Chuẩn bị cho con vào lớp lớp 1, nhiều phụ huynh lại tất tả cho học học chữ bất chấp hệ luỵ việc dạy chữ chưa đúng cách hay những cảnh báo không nên cho con học chữ trước.