Tại sao chị lại viết một status đầy bức xúc về Hồng Ánh như vậy?
Trước đây tôi rất ngưỡng mộ diễn viên Hồng Ánh. Cho đến khi đọc bài báo cô ấy khoe cuộc tình 6 năm và có 3 năm góp gạo thổi cơm chung trước khi cưới (Mốt và Cuộc sống, Tháng 3/2009), thì tôi rất ngỡ ngàng và thất vọng.
Nhưng khi thấy cô ấy ứng cử Đại Biểu Quốc Hội thì tôi không thể im lặng. Vì thế tôi đã lên trang nhật ký cá nhân của tôi đễ chia sẻ suy nghĩ với bạn bè, như những bàn luận hết sức riêng tư, chứ tôi không "phơi bày" ở đâu cả. Đó là một câu nói được viết trên status (mục chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của chủ nhân), chứ không phải là một entry (bài viết) như các trang mạng đề cập. Việc họ vào trang Facebook cá nhân của tôi copy những tư liệu, hình ảnh riêng tư của cá nhân tôi để đăng lên báo cũng nằm ngoài kiểm soát của tôi. Khi biết việc này tôi đã phải lập tức xóa hết status đó.
Theo chị thì để trở thành Đại biểu Quốc hội thì cần phải có những tiêu chuẩn nào?
Từ trước đến nay, việc văn nghệ sỹ tham gia ứng cử vào Quốc Hội là việc rất bình thường. Khi ra ứng cử, các ứng viên đều được công khai đánh giá năng lực, bản lĩnh chính trị và tư cách đạo đức. Chỉ những người tài năng, nhân cách đạo đức sáng ngời mới xứng đáng đại diện cho tiếng nói của nhân dân tại Quốc Hội, ví dụ như cô Trà Giang (ĐBQH khoá V, VI, VII), nhà văn Tô Hoài (ĐBQH khóa VII, VIII), nhà sử học Dương Trung Quốc (ĐBQH khóa XI, XII). Bên cạnh đó, muốn trở thành một đại biểu tại Quốc Hội, cần phải xem xét cá nhân đó có sống và làm việc theo pháp luật hay không, có bản lĩnh chính trị đủ để vững vàng trước mọi cám dỗ hay không. Vì đại biểu QH là người sẽ thay mặt nhân dân góp ý và kiểm tra bộ máy hành pháp, lập pháp của đất nước.
Như vậy chị nghĩ rằng diễn viên Hồng Ánh chưa xứng đáng trở thành Đại Biểu QH khoá 13?
Tôi thấy việc Hồng Ánh ứng cử cũng phản ánh chính sách hết sức cởi mở của Đảng nhằm đa dạng hóa thành phần đại biểu, và đảm bảo tiếng nói của toàn dân.
Tuy nhiên, cô ấy có khả năng diễn xuất khác với cô ấy sẽ có khả năng làm chính trị. Là một người phụ nữ đã từng trải qua những sóng gió trong tình yêu và hôn nhân, tôi có thể thông cảm được với sự yếu đuối trong tình cảm của Hồng Ánh. Nhưng dù có yếu đuối trong tình cảm đi nữa, tôi cũng chưa bao giờ coi thường dư luận và làm bất cứ điều gì trái với luật hôn nhân gia đình.
Nếu một người muốn đại diện cho tiếng nói của nhân dân thì phải đặt lợi ích của nước nhà lên trên lợi ích cá nhân, và khi phải đối mặt với dục vọng và vật chất thì phải có đủ bản lĩnh để vượt qua. Điều đó phải được chứng tỏ bằng hành động và lối sống thường ngày. Nếu một người mà chuyện của mình, mình có toàn quyền quyết định, còn không dám nói lên sự thật thì người đó có sẵn sàng đấu tranh cho sự thật vì nhân dân hay không?
Nội dung trên FB của Hoàng Anh
Chị không sợ diễn viên Hồng Ánh kiện chị vì tội xâm phạm đời tư ư?
Tôi nghĩ tôi đã làm đúng trách nhiệm công dân khi nói lên sự thật về những trăn trở của mình. Giữa những cá nhân với nhau, chúng ta vẫn thường dĩ hòa vi quý, nhưng đứng trước vấn đề chung của đất nước, tôi nghĩ rằng nói lên sự thật và lắng nghe sự thật là điều cần được tôn trọng.
Hôn nhân của chị đổ vỡ, một trong những nguyên nhân đó là do sự có mặt của người thứ 3. Phải chăng vết thương đó thật sự vẫn chưa lành khiến chị "bùng nổ"?
Hôn nhân đổ vỡ cho tôi nhiều bài học quý giá, giúp tôi biết thương yêu và trân trọng hơn hạnh phúc mình đang có.
Là nguời phụ nữ cũng lận đận trong hôn nhân, nên tôi hiểu mọi việc không phải như mình muốn. Và dù không còn nguỡng mộ diễn viên Hồng Ánh, tôi vẫn mong cô ấy có cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng công tư không thể lẫn lộn. Việc nước phải quan trọng hơn việc nhà, nên là một cử tri, tôi không hình dung được Luật Hôn Nhân Gia Đình sẽ phải sửa đổi thế nào, để một nữ Đại Biểu Quốc Hội có thể sống chung với chồng nguời khác trong khi chờ đợi anh ta ly dị vợ để hợp thức hóa "thủ tục cuối cùng"?
Điều 4. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ 2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn, cấm cưỡng ép ly hôn; ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi. 3. Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình. 4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trích "Luật Hôn nhân và Gia đình" (NXB Chính trị Quốc gia, 2010) Luật tổ chức Quốc Hội: Điều 43: Đại biểu QH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực của nhà nước trong QH. Điều 46: Đại biểu QH chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu QH phải gương mẫu trong việc chấp hành hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đại biểu QH có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước. Trích Luật tổ chức Quốc hội (NXB Lao động, 2007) Luật bầu cử Quốc hội: Điều 3: Đại biểu QH có những tiêu chuẩn sau đây:
Trích Luật Bầu cử đại biểu QH năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2001 và 2010 (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) |
Theo Sức sống mới