Hé lộ vị trí tàu San Jose chứa 17 tỷ USD châu báu

Tàu chiến San Jose chứa tới 17 tỷ USD châu báu.
Tàu chiến San Jose chứa tới 17 tỷ USD châu báu.
Con tàu được cho là chứa kho báu trị giá 17 tỷ USD đã nằm sâu 600m dưới biển suốt 300 năm qua.

Theo tờ Independent, các nhà khoa học Mỹ vừa tìm được một bí ẩn lâu đời nhất trong lịch sử hàng hải - vị trí chính xác tàu chiến bị đắm San Jose của Tây Ban Nha chứa kho báu 17 tỷ USD (tính theo thời giá hiện nay).

Con tàu mang tên San Jose được cho là chứa đầy kho báu gồm vàng, bạc và ngọc lục bảo có giá trị nhất từng được tìm thấy.

Con tàu được phát hiện ở độ sâu 600 mét bằng cách sử dụng một robot dưới nước mang tên REMUS 6000, có thể lặn đến độ sâu 6.500 mét được điều khiển bởi Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI), Mỹ.

Để xác định danh tính chiếc tàu, REMUS tiếp cận đối tượng, dừng cách nó khoảng 10 m và chụp nhiều bức ảnh về đặc điểm độc nhất vô nhị của San Jose: pháo đồng được khắc hình cá heo.

Theo các chuyên gia, con tàu bị chìm ở ngoài bán đảo Baru của Colombia, phía nam thành phố Cartagena. Chiếc tàu chiến đắm này được cho là chứa 11 triệu đồng vàng và bạc, ngọc lục bảo và rất nhiều hàng hóa quý khác từ các thuộc địa của Tây Ban Nha kiểm soát trước đây.

Kho báu, mà bây giờ vẫn nằm ở đáy biển, được cho là trị giá lên đến 12,6 tỷ bảng Anh.

Vào năm 2015, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã mô tả kho báu trên con tàu là “kho báu quý giá nhất đã được tìm thấy trong lịch sử nhân loại”. 
 
Dù WHOI đã biết những chi tiết này từ năm 2015, gần đây các cơ quan liên kết gồm Maritime Archaeology Consultants (MAC), Switzerland AG và Chính phủ Colombia, mới cho phép nhóm nghiên cứu công bố kết quả thám hiểm.

Việc công bố hình ảnh, thông tin tàu San Jose diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh giành quyền sở hữu con tàu và khối tài sản của nó vẫn chưa được phân định.

Công ty Sea Search Armada của Mỹ phát hiện ra xác con tàu này đầu tiên từ năm 1981. Chính phủ Colombia đã không công nhận kết quả tìm kiếm của Công ty Mỹ nên đã tự tổ chức cuộc thăm dò, nhờ sự hỗ trợ của Viện Hải Dương Học Wood Hole tại bang Massachusetts, Mỹ để tìm kiếm và đã phát hiện xác tàu San Jose vào năm 2015.

Công ty Mỹ Sea Search Armada tuyên bố có quyền trục vớt con tàu chiến vì họ tìm thấy xác tàu đầu tiên. Còn Colombia cho rằng tàu chìm trong lãnh hải của họ và nước này mặc nhiên có quyền sở hữu.

Trong khi đó, Chính quyền Tây Ban Nha cho rằng tàu San Jose được thiết kế, đóng, hạ thủy và treo cờ Tây Ban Nha nên vẫn là tài sản của nước này.

Lo ngại những người nước ngoài trục vớt con tàu để săn lùng kho báu, Chính quyền Colombia đã yêu cầu giữ kín vị trí tìm kiếm.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cũng đã thông báo Chính phủ Colombia không được khai thác thương mại xác tàu và vị trí chính xác của nó vẫn phải là bí mật quốc gia.

Mãi tới gần đây, các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học mới được các Chính phủ Nam Phi "bật đèn xanh" cho phép công khai thông tin về toàn bộ quá trình tìm kiếm.

Phó Chủ tịch WHOI - ông Rob Munier khẳng định đã giữ kín mọi thông tin này dưới sự tôn trọng của chính phủ Colombia.

Qua những bức ảnh được WHOI cung cấp, những đồ vật, tiền xu bằng vàng trải khắp con tàu..

Ngày 28/5/1708, một trận hải chiến nổ ra giữa ba chiến hạm Tây Ban Nha gồm San Jose, San Joaquin và Santa Cruz với 4 tàu chiến Anh.

Hé lộ vị trí tàu San Jose chứa 17 tỷ USD châu báu ảnh 1 Mẫu tàu lặn được Colombia dùng trong chiến dịch tìm kiếm. Ảnh: Kongsberg.

“Soái hạm” San Jose là dạng thuyền buồm ba cột, được trang bị dàn vũ khí khủng gồm 62 khẩu pháo bằng đồng khảm hình cá heo, được cho là đủ sức thổi tung bất kỳ chiến hạm nào có ý đồ dòm ngó con tàu.

Đây là chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Tây Ban Nha vào thời đó. Nhưng cuối cùng, tàu San Jose bị bắn trúng kho đạn, gây ra phản ứng nổ dây chuyền khiến nó chìm xuống đại dương cùng khoảng 600 thủy thủ và toàn bộ hàng hóa.

Hé lộ vị trí tàu San Jose chứa 17 tỷ USD châu báu ảnh 2 Tàu San Jose nằm ở độ sâu 600 mét đã 300 năm nay.
Hé lộ vị trí tàu San Jose chứa 17 tỷ USD châu báu ảnh 3 Các cổ vật bên trong con tàu chiến bị đắm.

Nó mang theo vàng, bạc và ngọc lục bảo khai thác từ các mỏ Potosi (Peru), di chuyển từ Panama đến Colombia khi bị đánh đắm vào ngày 8/6/1708 trong trận chiến với đội tàu Anh.

600 con người đã tử nạn theo tàu. Người Anh không kịp thâu tóm của cải trước khi con tàu chìm xuống biển sâu.

Theo Theo Báo Đất Việt
MỚI - NÓNG