Hé lộ điểm chuẩn vào lớp 10 Chuyên Khoa học xã hội & Nhân văn

Hé lộ điểm chuẩn vào lớp 10 Chuyên Khoa học xã hội & Nhân văn
TPO - Năm 2020, điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Văn của Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) là 39,5 điểm.

Điểm chuẩn các ngành cụ thể như sau:

Lớp

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

Chất lượng cao

Điểm trúng tuyển

39.50

30.75

34.75

22.50


Điểm chuẩn hệ chuyên là tổng điểm của các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên (môn chuyên tính hệ số 2).

Điểm chuẩn hệ chất lượng cao là tổng điểm của các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (Dành cho các thí sinh có đăng ký học lớp chất lượng cao trong hồ sơ đăng ký dự thi).

Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ xét tuyển đối với các thí sinh tham gia thi tuyển đủ bài thi quy định, điểm thi từng môn phải đạt từ 4,0 trở lên và điểm môn chuyên phải đạt từ 6,0 trở lên (với các lớp chuyên).

Năm 2020 là năm đầu tiên Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh với 100 chỉ tiêu (trong đó 80 chỉ tiêu hệ chuyên, 20 chỉ tiêu hệ không chuyên chất lượng cao).

Năm 2020 là năm đầu tiên Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh với 100 chỉ tiêu (trong đó 80 chỉ tiêu hệ chuyên, 20 chỉ tiêu hệ không chuyên chất lượng cao).

Đề thi vào chuyên Văn của Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn đã gây xôn xao và tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt ở trong câu nghị luận văn học.

Theo đó, đề thi trích dẫn một câu nói của nhà thơ Xuân Quỳnh từ năm 1973 để nói về thơ ca: “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đến nay câu nói này không còn phù hợp nữa. Lý do là bởi, đề thi đang đưa ra một nhận định cũ kỹ khi phân định rạch ròi giữa “đức hạnh” và “nhan sắc” cũng như “nội dung” và “hình thức” của thơ.

Nhận xét về đề thi năm nay, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn cho rằng, đối với các đề chuyên Văn cần phải có tính phân loại cao so với những đề thông thường. Với yêu cầu ấy, đề bài này đã đáp ứng được khi đòi hỏi thí sinh ngoài kiến thức cần phải có vốn sống và quan điểm riêng.

Theo PGS Liệu, đề Văn này không hề áp đặt thí sinh. Nếu đề buộc học sinh phải chứng minh đó là chân lý thì mới đáng nói, còn ở đây, đề yêu cầu bàn luận. Điều đó có nghĩa học sinh có quyền phản biện chứ đó không phải là chân lý.

Về ý kiến cho rằng, “đề thi có phần cũ kỹ, cổ hủ”, theo PGS Liệu, đề này vẫn hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.