HD bank: Tích lũy nền tảng cho xã hội

HD Bank nỗ lực tái cơ cấu
HD Bank nỗ lực tái cơ cấu
TP - Khép lại năm Qúy Ty 2013, ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực của một năm nỗ lực tái cơ cấu.

Khi chất cần hơn lượng

“Khó khăn” là cụm từ chính xác khi nhìn lại 2013, năm mà nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy thoái và kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng chậm dưới 5,5% GDP. Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu 2013, ngành ngân hàng đã đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó, mục tiêu ổn định và phát triển bền vững trên nền tảng tái cơ cấu được đặc biệt chú trọng. Thực tế, các chính sách này đã mang lại nhiều hiệu quả.

“Với các hoạt động M&A của HDBank, HDBank đã ghi dấu bước phát triển mới trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. Đó đồng thời cũng là bước đi thành công của TCTD này trong tiến trình tái cơ cấu ngành ngân hàng”.

Ông Đặng Thanh Bình - Phó Thống đốc NHNN

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng ước cả năm đạt khoảng 10%. Quan trọng là dòng vốn đã chảy vào đúng các lĩnh vực ưu tiên: khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; xuất khẩu. Lãi suất của các khoản cho vay mới đã giảm mạnh về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006, lãi suất của các khoản cho vay cũ cũng giảm mạnh. Đây là kết quả một năm NHNN đi theo hướng kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Ổn định tỷ giá là một thành công nổi bật của ngành ngân hàng, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tăng dự trữ ngoại hối. Đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 30 tỷ USD. Cùng với lượng kiều hối đạt khoảng 11 tỷ USD, nền kinh tế VN đã có một cơ sở để xác thực lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, nền tảng để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nay cũng đã đi vào ổn định.

TS Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, so sánh nếu như năm 2011, thanh khoản của các ngân hàng gặp khó khăn thì đến nay đã thay đổi đáng kể. Mặt khác, sự ra đời của Công ty VAMC đã phần nào giải quyết được vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế trong năm tới.

Tích lũy nhờ sức mạnh hội nhập


2013 cũng là năm các ngân hàng đã tận dụng tốt nhất thời cơ để M&A, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu theo định hướng đề ra của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Một điểm sáng nổi bật là HDBank với chiến lược tăng trưởng nhờ M&A khi cùng lúc thực hiện hai thương vụ: mua lại Công ty Tài chính Tài chính Việt Société Générale (SGVF), thuộc Tập đoàn Société Générale (Cộng hòa Pháp) để trở thành công ty con của HDBank: HDFinance và sáp nhập DaiABank vào HDBank. Hai ngân hàng hoạt động ổn định, khỏe mạnh đã tự nguyện sáp nhập để tạo nên một định chế tài chính vững mạnh hơn với vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng; tổng tài sản 85.000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động hơn 210 điểm giao dịch, tổng số nhân viên 4.000 người.

Ngoài ra, HDBank cũng đang lên kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Có thể nói, HDBank đã thực thi M&A một cách triệt để và ngoạn mục trong năm qua.

Theo chuyên gia ngân hàng Lê Trọng Nhi, với việc tăng quy mô hoạt động và năng lực hoạt động thông qua M&A khi sáp nhập một ngân hàng không thuộc diện yếu và mua lại SGVF, HDBank đã tích lũy nền tảng vững chắc, phục vụ chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Trên nền tảng là những thành quả đạt được sau 1 năm tái cơ cấu, năm Giáp Ngọ 2014, thị trường vẫn đang kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế.

MỚI - NÓNG