Tu-160 bay trên Biển Baltic, loạt nước châu Âu ‘giật mình’ cử máy bay chiến đấu giám sát

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga. Ảnh: Tass
Máy bay ném bom Tu-160 của Nga. Ảnh: Tass
TPO - Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/4 cho biết một số máy bay chiến đấu của các nước châu Âu đã hộ tống 2 máy bay ném bom Tu-160 của Nga trên Biển Baltic.

"Hai máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga đã thực hiện chuyến bay theo lịch trình trên vùng biển trung lập của Biển Baltic. Tại một số giai đoạn của hành trình các máy bay Nga đã được hộ tống bởi máy bay chiến đấu F-18 của Không quân Phần Lan, F-16 của Không quân Đan Mạch, F-16 của Ba Lan và Saab JAS 39 Gripen của Không quân Thụy Điển", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Chuyến bay của máy bay ném bom T-160 của Nga kéo dài hơn 8 giờ.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay Nga thường xuyên thực hiện các chuyến bay qua vùng biển Bắc Cực, Bắc Đại Tây Dương, Biển Đen và Biển Baltic và Thái Bình Dương. Tất cả các chuyến bay của máy bay chiến đấu Nga đều "tuân thủ đầy đủ các quy tắc sử dụng không phận quốc tế", bộ này nhấn mạnh.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 (tên báo cáo của NATO Blackjack, hay còn được gọi là ‘Thiên nga trắng’) là máy bay quân sự nặng nhất thế giới. Trọng lượng cất cánh của nó là hơn 270 tấn và tốc độ tối đa của nó là 2.200 km / h. Máy bay ném bom có thể mang theo 12 tên lửa hành trình tầm xa có đầu đạn hạt nhân.

Tu-160 là máy bay chiến đấu có vận tốc gấp hơn hai lần tốc độ âm thanh (Mach2+) lớn nhất từng được con người chế tạo với cánh có thể thay đổi hình dạng.

Dù Tu-160 được thiết kế để giảm khả năng bị radar và các hệ thống hồng ngoại phát hiện nhưng nó không phải là một máy bay tàng hình. Tuy nhiên, vào ngày 25/4/2006 theo báo chí của Nga thì Chỉ huy Igor Khvorov tuyên bố rằng Tu-160 có khả năng xâm nhập bầu trời Bắc Mỹ mà không bị phát hiện.

Theo Theo Tass
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.