Các nước trên thế giới xử lý súng đạn quá hạn thế nào?

TPO - Quản lý, tiêu hủy súng đạn hết hạn sử dụng là một vấn đề được quân đội các nước trên thế giới hết sức quan tâm. Nếu không làm tốt vấn đề này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng con người và ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm thế giới cho ra đời hàng trăm triệu các loại súng đạn khác nhau. Đặc biệt, xét về yếu tố an ninh quốc gia, các quốc gia trên thế giới đều dự trữ một lượng lớn súng đạn và bom mìn. Với số lượng lớn như vậy, hàng năm đều có một lượng lớn súng đạn và bom mìn hết hạn sử dụng, cần phải tiêu hủy.

Câu hỏi đặt ra là quá trình xử lý chúng như thế nào?

Chính vì súng đạn và bom mìn hết hạn sử dụng rất nguy hiểm, rất dễ xảy ra cháy nổ, vì vậy các quốc gia đã có những quy định nghiêm ngặt về việc quản lý và tiêu hủy chúng.Về việc này mỗi quốc gia có những quy định và cách thức xử lý khác nhau.

Xét về mặt chung, các quốc gia đều lựa chọn biện pháp thu gom, tập kết  tiêu hủy trực tiếp hoặc tháo dỡ thu hồi các vật liệu còn giá trị sử dụng.

Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng súng đạn hàng đầu thế giới. Theo số liệu công khai, hiện tại Trung Quốc hàng năm có tới hàng triệu các loại súng đạn hết hạn sử dụng, trong đó số lượng đạn hết hạn sử dụng là không thể đếm được.

Để đảm bảo quản lý và tiêu hủy súng đạn đã quá hạn một cách an toàn và khoa học, Trung Quốc lựa chọn các biện pháp xử lý khác nhau. Đối với các loại đạn cỡ nhỏ, Trung Quốc tiến hành tiêu hủy trực tiếp. Còn đối với các loại súng đạn cỡ lớn, các loại bom mìn có sức công phá mạnh, Trung Quốc sử dụng biện pháp dùng thuốc nổ tiêu hủy.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành tháo dỡ thu hồi các phế liệu còn giá trị sử dụng, dùng để tái chế.

Đối với Mỹ, quốc gia có số lượng súng đạn, bom mìn đứng đầu thế giới, đa phần lựa chọn biện pháp chôn súng đạn và bom mìn hết hạn sử dụng xuống đất sau đó dùng thuốc nổ phá hủy.

Tuy nhiên, phương pháp này gây nguy hại lớn cho môi trường đất, hơn nữa nhiều đầu đạn vẫn chưa bị tiêu hủy hoàn toàn.

Đặc biệt, đối với các quốc gia trải qua chiến tranh và xung đột vũ trang, việc quản lý và xử lý súng đạn, bom mìn sót lại là vấn đề hết sức phức tạp và cấp thiết.

MỚI - NÓNG