Tháng 9/2017, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm bom H, tạo ra một vụ nổ lớn có cường độ được cho là từ 50 đến 70 kiliton.
Tuy nhiên, theo thông tin mới được công bố bởi Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), vụ nổ bom H của Triều Tiên thực chất có cường độ lên tới 245 đến 271 kiloton.
Con số này lớn gấp khoảng 17 lần quả bom Little Boy mà Mỹ từng sử dụng để phá huỷ thành phố Hiroshima (Nhật Bản) hồi tháng 8/1945.
Tuy nhiên, nó vẫn chưa thấm tháp gì so với cường độ vụ thử bom H đầu tiên của Mỹ hồi năm 1952, với độ mạnh lên tới 10,2 megaton, gấp 700 lần bom Little Boy.
Thông tin đáng chú ý về vũ khí của Triều Tiên được đưa ra dựa trên hình ảnh vệ tinh quan sát mặt đất tiên tiến (ALOS-2) của Nhật Bản, cho thấy sự dịch chuyển của lớp đất trên bề mặt núi Mantap – nơi tiến hành vụ thử bom H.
Khoảng cách dịch chuyển của vùng đất mặt ngay phía trên vụ nổ lên tới vài mét. Trong khi đó, sườn dốc ở đỉnh Mantap cũng dịch chuyển khoảng 0,5m.
Các nhà khoa học ước tính vụ nổ xả ra ở khoảng 540m dưới đỉnh núi, và tạo ra một khoang có bán kính 66m trong lòng núi.
Thử nghiệm được tiến hành sâu dưới lòng đất nhằm giảm thiểu bụi phóng xạ thải ra môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số vụ rò rỉ phóng xạ nhỏ đã được ghi nhận ngay sau đó. Các nhà khoa học thậm chí còn lo ngại núi Mantap sẽ sụp đổ, giải phóng các chất phóng xạ độc hại đang tích tụ trong lòng đất.
Bom khinh khí, hay còn gọi là bom H có khả năng gắn được trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Tất cả các thành phần của bom H đều do Triều Tiên tự chế tạo.
Bom H có thể được kích nổ ở độ cao cực lớn, tạo ra một vụ tấn công bằng xung điện từ đầy uy lực.
Khác với bom nguyên tử tạo năng lượng từ phản ứng phân hạch, bom H sản sinh năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng hợp hạch).
Bom H được cho là có sức công phá từ 10 tới hàng trăm kilotons (tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT), lớn gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử.
Hồi tháng 1/2016, Triều Tiên tiến hành kiểm tra hạt nhân lần thứ tư, mà Bình Nhưỡng tuyên bố là một cuộc thử nghiệm thành công bom H.
Đến nay, Triều Tiên đã tiến hành tổng cộng 5 cuộc thử hạt nhân. Nước này đang tìm cách phát triển một vũ khí hạt nhân đủ nhỏ để có thể gắn trên ICBM.