TPO - Ngày 9/2 (mùng 5 Tết Kỷ Hợi), hàng vạn người trong và tỉnh Bình Định kéo về Bảo tàng Quang Trung thuộc thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn (Bình Định) để dự lễ hội Đống Đa.
Đây là Lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 – 2019). Năm đó, Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn tiến quân thần tốc chỉ 5 ngày ra Bắc đánh tan 27 vạn quân Thanh, lập niên chiến công hiển hách.
Cứ đến mùng 5 Tết, chính quyền mở cửa bảo tàng thu hút hàng chục vạn du khách trong và ngoài nước về dự, trong đó có rất nhiều người nước ngoài và Việt kiều về quê ăn Tết. Đây là lễ hội kỷ niệm quy mô nhất ở miền đất võ.
Lễ hội Đống Đa Tây Sơn thu hút hàng vạn du khách về tham dự
Giếng nước của gia đình Vua Quang Trung từ thuở lập ấp lập làng ở đất võ
Cây me cổ do nhà anh em Tây Sơn tam kiệt trồng trong vườn nhà
Hồ điều tiết khí hậu nằm giữa khuôn viên bảo tàng để xua đi cái nóng vào mùa hè rực hoa phượng nở
Du khách chụp ảnh bên các vũ khí thời Tây Sơn được các nhà khảo cổ tìm được ở Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn
Hát Bội là "món ăn" nghệ thuật của người dân xứ Nẫu
Điện thờ Vua Quang Trung
Tượng Vua Quang Trung thời điểm cử xứ giả sang nhà Thanh Trung Quốc để Vua Càng Long gả công chúa và chia 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
Tái hiện trận chiến quân Tây Sơn đánh với quân Nguyễn Ánh trên sông Thị Nại
Vũ khí thời Tây Sơn rất đơn giản, do đó, Vua Quang Trung yêu cầu các tướng và quân lính phải rèn võ ngày đêm rất thiện chiến, một người có thể đấu thắng 5 người
Theo gia phả thì Vua Quang Trung và nữ tướng Bùi Thị Xuân có cùng một dòng tộc
Du khách chụp ảnh lưu niệm bên trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút đánh quân Xiêm ở tận miền Tây
Thua trận Rạch Gầm Xoài Mút, Nguyễn Ánh (Vua Gia Long sau này) phải tháo chạy sang đảo Phú Quốc trốn chạy. Trong lúc truy sát, vì lòng trắc ẩn tấm lòng của phụ nữ, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã tha chết cho ông
Du khách chụp ảnh bên bức tranh tái hiện nhà Tây Sơn xét xử phạm nhân