TP - Nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTÐB) đánh lên xăng dầu, ngân sách giảm thu khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng người dân, doanh nghiệp sẽ được tiếp sức. Chuyên gia cho rằng, phần hụt thu do bỏ thuế TTÐB có thể bù lại từ tăng thu ở các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, thương mại điện tử.
TP - Nhiều mặt hàng thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, tới xăng dầu liên tục tăng giá trong khi “hầu bao” của nhiều người dân có thu nhập thấp vẫn phải thắt chặt vì dịch bệnh đã khiến nguy cơ lạm phát bắt đầu len lỏi trong đời sống của người dân cũng như nền kinh tế.
TPO - Trước mắt, TPHCM triển khai phương án đi chợ 1 tuần/lần cho người dân trên địa bàn quận 7 và huyện Củ Chi; đồng thời rà soát, đánh giá các chợ truyền thống đang hoạt động để mở lại chợ vào thời điểm phù hợp.
TPO - Giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước. Đáng chú ý, giá các loại trứng tăng hơn 10% so với tháng 7.
TPO - Tối 27/8, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã có văn bản chỉ đạo Tổng cục Đường bộ khẩn trương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan chuyên viên Vụ Vận tải bị khởi tố vì "bán" thẻ "luồng xanh".
TPO - UBND thành phố Vinh (Nghệ An) vừa có phương án cung ứng thực phẩm thiết yếu bù đắp lượng cung ứng thiếu hụt do tạm dừng hoạt động chợ dân sinh trên địa bàn.
TP - Theo nhiều siêu thị, các cửa hàng đã tăng cường lượng hàng gấp 4-5 lần, đồng thời lập các phương án chuẩn bị hàng hóa trong 2 tuần sắp tới, đảm bảo đủ cung ứng cho người dân.
TPO - Tính từ đầu tháng 8 đến nay, TPHCM đã cho mở lại một số khu chợ truyền thống. Dẫu vậy, số lượng chợ đang hoạt động vẫn quá ít, khiến người dân gặp khó khăn khi mua sắm.
TPO - Quận Hoàn Kiếm cho biết, đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhân dân trong khu vực phong tỏa phường Chương Dương. Đây là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Quận cũng cử một Phó Chủ tịch UBND quận trực tiếp vào bên trong khu cách ly để trực tiếp chỉ đạo vấn đề này.
TPO - Ngày 27/7, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông do cách hiểu của các địa phương và bộ ngành đang không thống nhất khiến doanh nghiệp sản xuất và việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn trong thời gian qua.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) đã chủ động xây dựng phương án bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu với mức giá không đổi tại hệ thống 77 siêu thị, Minimart thuộc BRGMart tại các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) và các tỉnh phía Nam (Hồ Chí Minh, Vũng Tàu) nhằm góp phần phòng chống dịch, tham gia bình ổn tâm lý và giá cả trên thị trường.
TPO - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa chỉ đạo các sở ngành, quận/huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết kiến nghị của Sở Công Thương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. Sở Công Thương chủ động phối hợp với Sở GTVT, Sở Y tế, các sở ngành liên quan để giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp (DN).
TPO - Bộ Công Thương cho hay, Sở Công Thương Hà Nội đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường với lượng hàng hóa tăng thêm 30% -50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.