Người nghèo Tây Nguyên: Nợ nần trong vòng xoáy lãi chồng lãi

Hàng chục hộ dân ngủ dậy bỗng… mất đất

0:00 / 0:00
0:00
TP - Đó là tình cảnh trớ trêu của gần 20 hộ dân làng Orê 1 và Orê 2, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, Gia Lai. Khoảng 30 ha đất rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số bỗng được cấp sổ đỏ cho những người xa lạ. Chỉ đến khi công an vào cuộc, chiêu trò của kẻ gian mới bị lật tẩy.

Vô cớ mất đất

Con đường đất đỏ đầy đá dăm lởm chởm từ thị trấn Ia Kha, vào xã Ia Grăng (huyện Ia Grai) khoảng 30km. Mô tô của chúng tôi phải nhích từng tí một để tránh các ổ gà vì đường quá xấu. Ông Lê Quang Đạo, Chủ tịch UBND xã Ia Grăng giới thiệu ông Ksor Bre (39 tuổi), Bí thư Chi bộ thôn Orê 2, dẫn đường để chúng tôi đến nhà các nạn nhân. Chính ông Bre cũng là nạn nhân của vụ lừa đảo và mất 1,4 ha đất vô cớ.

Theo lời ông Bre, một ngày giữa tháng 6/2021, cả làng Orê 2 “tá hỏa” khi thấy Chi cục Thi hành án (THA) huyện Ia Grai vào kẻ sơn, đo đạc đất trồng điều của 20 hộ dân. Cán bộ của Chi cục THA nói rằng: “Gần 30 ha đất này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Chủ đất đem thế chấp cho ngân hàng, quá hạn không trả, giờ Chi cục THA vào kê biên”. “Thực tế, bản đồ địa chính của xã xác nhận chủ đất là các hộ dân. Người dân khai hoang từ các năm 2000-2003. Do vướng quy hoạch nghĩa trang của xã nên gần 30 ha của 20 hộ dân trên chưa thể làm GCNQSDĐ”, ông Bre cho biết thêm.

Hàng chục hộ dân ngủ dậy bỗng… mất đất ảnh 1

Bà Bùi Thị Nguyên Sáng, nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Ia Grai bị Công an tỉnh bắt giữ

Đất của mình bất ngờ bị ai đó làm sổ đỏ, rồi cán bộ Chi cục THA xuống kê biên khiến dân làng hoảng hốt, lo mất đất, mất kế sinh nhai. Qua tìm hiểu, cán bộ Chi cục THA huyện cũng nhận thấy có điều khuất tất nên đã hướng dẫn người dân làm đơn tố cáo lên công an huyện và công an tỉnh. Vì là cán bộ, ông Bre được dân làng tin tưởng nhờ đứng ra làm đơn tố giác.

Trong số nạn nhân bỗng dưng bị kê biên tài sản, bà Rơ Mah Hlíp (60 tuổi) ở làng Orê 2 có 2,6 ha đất. Hiện bà cùng con và cháu vẫn phải sống trong căn nhà tuềnh toàng, vách che mục nát. Trước đó, nghe tin đất rẫy bị kê biên, bà ngã khuỵu. “Đất của mình bỗng dưng bị ai đó chiếm, làm sao mà sống nổi. Không có đất canh tác thì làm gì kiếm cái mà ăn”, bà Hlíp nói.

Anh Rơ Mah Hrung (25 tuổi) ngồi bệt giữa căn nhà nhỏ. Đời sống quá cơ cực khiến mặt anh hằn những vết nhăn, nhìn như bậc trung niên. Vợ anh đang lúi húi làm cỏ góc vườn, cạnh đó hai đứa con tầm 5-7 tuổi mặt bám đầy bụi đất. Hrung thở dài: “Đất của mình, vậy mà bị ai đó lấy mất, làm được sổ đỏ hơn 2.000m2. Mất đất, mình chỉ còn nước đi chăn bò thuê, đi xã khác làm mướn thôi”. Cùng chung cảnh ngộ, chị Rơ Mah Hrich (26 tuổi) cũng bị kẻ gian chiếm 6.500m2 đất rẫy.

Có sự tiếp tay của cán bộ

Liên quan tới đường dây lừa đảo trên, sau quá trình điều tra, cuối tháng 8/2021, Công an tỉnh Gia Lai đã bắt giam ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Grăng; khởi tố bà Lê Thị Thắm, công chức Địa chính - Xây dựng xã Ia Grăng (cho tại ngoại). Từ đây, sự vụ mới vỡ lở. Theo hồ sơ, ông Hùng, bà Thắm được Lê Xuân Bằng (39 tuổi, trú xã Ia Grăng) “gửi gắm” làm sổ đỏ. Bằng làm giả hợp đồng sang nhượng của những người dân nói trên. Vì “tin tưởng” Bằng, ông Hùng, bà Thắm không đi đo đạc thực tế, không xác minh nguồn gốc đất mà ký trình hồ sơ đề nghị huyện cấp sổ đỏ.

Trao đổi về việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo để chiếm đoạt đất đai của người dân, ông Phạm Duy Du, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai nói rằng: Để tránh việc cấp sổ đỏ (cho các đối tượng lừa đảo - PV), huyện nào đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì phải quản lý chặt quy hoạch, kế hoạch đó...

Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Gia Lai bắt giam bà Bùi Thị Nguyên Sáng, Trưởng phòng Thông tin - Lưu trữ của Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) tỉnh Gia Lai (nguyên Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh huyện Ia Grai); khởi tố cho tại ngoại 2 chuyên viên cơ quan này là Đặng Thị Xuân Sương (34 tuổi), Kiều Thị Lê (33 tuổi) vì “hợp sức” với cán bộ xã làm phôi sổ đỏ thật dựa trên các hợp đồng khống. Ngoài ra, hơn 10 đối tượng khác cố tình gian dối đứng tên trên các sổ đỏ cũng bị công an bắt giữ.

Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai, bên cạnh sự thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật của các nạn nhân, nghiêm trọng hơn là một vài cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý, đăng ký đất đai, công chứng, chứng thực cho vay… thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủ tục đất đai ở các huyện còn hạn chế.

Theo báo cáo của Công an tỉnh Gia Lai, chỉ trong hai năm 2020-2021, công an tỉnh này đã khởi tố 11 vụ/27 bị can về các hành vi lừa đảo trong chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất, trong đó 8 vụ liên quan đến người DTTS.

Để khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong việc chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất, đại tá Dương Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã ký văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất các giải pháp. Trong đó, công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các huyện kịp thời cảnh báo phương thức, thủ đoạn của các đối tượng có hành vi lừa đảo. Đồng thời, đề nghị Sở Tư pháp chấn chỉnh hoạt động công chứng, chứng thực của Văn phòng Công chứng và UBND cấp xã.

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.