Hai ngôi sao neutron va chạm, vàng và bạch kim văng tung tóe

Cận cảnh cú va chạm của 2 ngôi sao neutron, tung ra đầy kim loại quý - Ảnh: Trung tâm Bay không gian Goddard
Cận cảnh cú va chạm của 2 ngôi sao neutron, tung ra đầy kim loại quý - Ảnh: Trung tâm Bay không gian Goddard
Những vụ nổ "kilonova" do 2 ngôi sao neutron va chạm làm rung chuyển vũ trụ, bóp méo không gian, thời gian và phóng thích cả một kho báu.

Một nghiên cứu mới do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu tiết lộ khi nhìn lên bầu trời, có thể bạn đang hướng về cả một kho báu khổng lồ. Những vụ nổ "kilonova" huyền thoại tung ra đầy bạc, vàng, bạch kim, uranium… khá phổ biến!

Nghiên cứu dựa trên phát hiện đầu tiên là cú va chạm nảy lửa của 2 ngôi sao neutron vào ngày 16-10-2017. Các nhà thiên văn học rất bất ngờ khi tác động của nó vô cùng khủng khiếp khiến nền vũ trụ rung chuyển, bóp méo cả không gian và thời gian y như phim viễn tưởng, làm vô số kim loại quý văng tung tóe.

Hai ngôi sao neutron va chạm, vàng và bạch kim văng tung tóe ảnh 1 Một khoảnh khắc khác của vụ nổ - ảnh: Trung tâm Bay không gian Goddard
Hai ngôi sao neutron va chạm, vàng và bạch kim văng tung tóe ảnh 2 Ảnh: Trung tâm Bay không gian Goddard

Mới đây, họ lại tiếp tục xác định được một vụ nổ tương tự và phát hiện ra rằng những vụ nổ khủng khiếp đó phổ biến hơn nhiều so với họ từng nghĩ. Hóa ra, vũ trụ của chúng ta manh động và nguy hiểm hơn hiểu biết trước đây.

Tác giả chính của nghiên cứu, nhà thiên văn học Eleonora Troja đến từ Khoa Thiên văn học của Đại học Maryland (Mỹ) đã phối hợp với các đồng nghiệp từ Trung tâm Bay không gian Goddard thuộc NASA phân tích nhóm hình ảnh mang tên GRB150101B mà Đài thiên văn Neil Gehrels Swift của NASA chụp được hồi năm 2015. Họ phát hiện đó là một cú va chạm nảy lửa của 2 sao neutron.

Hai ngôi sao neutron va chạm, vàng và bạch kim văng tung tóe ảnh 3 Hình ảnh quan sát từ xa khi 2 ngôi sao va chạm và phát nổ - ảnh: Trung tâm Bay không gian Goddard
Các hình ảnh lạ lùng này đồng thời được Đài quan sát tia X Chandra của NASA, Kính viễn vọng Không gian Hubble (HST) và Kính viễn vọng Kênh Discovery (DCT) nắm bắt được. Các hình ảnh được đem so sánh với hình ảnh đã xác định mang tên GW17081 chụp hồi năm 2017, từ đó suy ra bản chất thực của sự kiện.
Hai ngôi sao neutron va chạm, vàng và bạch kim văng tung tóe ảnh 4 Vị trí xảy ra vụ nổ sao - ảnh: DAILY MAIL

Các sao neutron là phần lõi, một dạng "hài cốt" còn lại sau khi một ngôi sao đã chết, bị sụp đổ. Phần "hài cốt" này có mật độ vật chất vô cùng dày đặc. Nó sẽ nặng cỡ nửa triệu lần trái đất nhưng đường kính chỉ tầm 20 km. Chúng rất nóng, ước tính khoảng 1 triệu độ, có tính phóng xạ cao và từ trường vô cùng mãnh liệt.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Theo Theo Người lao động
MỚI - NÓNG