Tại cuộc họp sáng 15/4, các ý kiến đều thống nhất phương án sẽ xét tuyển hồ sơ của học sinh và dựa trên các bài đánh giá năng lực toàn diện của trò.
Bên lề cuộc họp, trước lo lắng về việc không thi tuyển nhưng các trường sẽ có các bài test năng lực hoặc đo chỉ số IQ, EQ sẽ khiến phụ huynh, học sinh thêm áp lực học hành, ôn luyện, lãnh đạo sở GD-ĐT Hà Nội cho biết các phần đánh giá này sẽ ở không giống hoàn toàn phương thức đánh giá của nước ngoài. Đánh giá chủ yếu dựa trên những gì trẻ được học, vui chơi ở bậc tiểu học, phụ huynh không nên tự tạo áp lực lên các con và chính mình.
Trước đó, nói về phương án tuyển sinh có đo chỉ số IQ, EQ, lãnh đạo một trường THCS trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Một vấn đề khó khăn là dư luận xã hội. Họ không thể biết đo chỉ số IQ, EQ, chỉ số vượt khó là gì? Do vậy, cần làm rõ để xã hội ủng hộ. Thực ra IQ là chỉ số thông minh - là năng lực bộ môn toán. EQ là chỉ số cảm xúc của bộ môn tiếng Việt, chỉ số vượt khó là kỹ năng phối hợp đồng đội của học sinh”.
Hiện tại các trường vẫn tiếp tục hoàn thiện phương án để trình lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội phê duyệt.
Đến ngày 16/4, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ yêu cầu các trường THCS chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6 để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền xem xét. Đến 21/4, lãnh đạo ngành GD-ĐT thủ đô sẽ họp báo để công khai thông tin cho báo chí và người dân quan tâm.
Để tuyển được những học sinh đủ năng lực, trí tuệ có thể phát triển ở cấp học sau nhưng không được trái với các văn bản, quy định của Bộ GD-ĐT và UBND TP Hà Nội, vị lãnh đạo cho biết Sở GD-ĐT Hà Nội đã/đang phải suy nghĩ kỹ lưỡng, tìm giải pháp hiệu quả nhất chứ không thể nóng vội.
Đến ngày 16/4, Sở sẽ yêu cầu các trường THCS chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6 để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền xem xét.
Để có phương án tuyển sinh khả thi, hiệu quả, an toàn trên toàn thành phố, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học, các nhà giáo, quản lý giáo dục đánh giá cũng như dư luận xã hội đóng góp ý kiến.