Theo đó, Cụm công nghiệp Ngọc Liệp, xã Ngọc Liệp do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai làm chủ đầu tư tại xã Ngọc Liệp với quy mô 37,78ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là các ngành hàng đồ gia dụng, nội thất, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, sắt thép, thiết bị vệ sinh...
Cụm công nghiệp Đắc Sở do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư tại xã Đắc Sở với quy mô 6,28ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp hóa mỹ phẩm, cơ khí, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng.
Cụm công nghiệp Liên Hà do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh tại xã Liên Hà với quy mô hơn 2,8ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản, trang trí nội thất đồ gỗ.
Cụm công nghiệp Đồ mộc dân dụng Phùng Xá do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thất làm chủ đầu tư tại xã Phùng Xá với quy mô 4,2ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc dân dụng.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các huyện nêu trên có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý cụm công nghiệp. UBND huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đông Anh và Thạch Thất thực hiện quản lý cụm công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.