Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chát lượng không khí lên ngưỡng xấu trong sáng nay. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Chát lượng không khí lên ngưỡng xấu trong sáng nay. Ảnh: Nguyễn Hoài.
TPO - Sau nhiều ngày chất lượng không khí Hà Nội tương đối tốt do gió mùa đông bắc tràn về, từ sáng nay, Hà Nội lại ô nhiễm nghiêm trọng khi hầu hết các điểm đo nội thành ở ngưỡng xấu – ngưỡng bắt đầu có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Lúc 7h sáng nay, hơn 50 điểm đo của Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận chất lượng không khí Hà Nội ở ngưỡng xấu với chỉ số chất lượng không khí từ 150-200, bắt đầu có hại cho sức khỏe mọi người, nhóm nhạy cảm như người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người già, trẻ em nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Hệ thống quan trắc của Đại sứ quán Mỹ, của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận tình trạng tương tự.

Bộ Y tế khuyến cáo những ngày chất lượng không khí lên ngưỡng đỏ, người dân nên ở trong nhà, đóng các cửa sổ, cửa chính, hạn chế tham gia giao thông, hoạt động ngoài trời như tập thể dục. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2,5, về nhà nên rửa mặt, rửa mắt mũi bằng nước muối sinh lý.

Nguyên nhân của ô nhiễm không khí tại Hà Nội kéo dài nhiều năm qua, là sự tổng hợp của nhiều nhóm nguyên nhân gồm giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh như đốt than, đốt rác, đốt rơm rạ.

Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như hôm nay, gió lặng kèm nhiệt độ chênh lệch ban ngày và ban đêm lớn khiến bụi mịn PM2,5 từ các nguồn phát sinh trên không khuếch tán được mà tập trung tại sát mặt đất, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh 1Hôm nay ô nhiễm không khí lại tiếp diễn ở Hà Nội. Ảnh: Như Ý. 

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội cũng như tại Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2,5-loại bụi bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng đi trực tiếp vào máu, gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch. Theo một nghiên cứu do quỹ Mirinda and Bill Gate tài trợ, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam năm 2018 do ô nhiễm môi trường là 71.000 người, trong đó 50.000 chết do ô nhiễm không khí.

Các nhà khoa học của Đại học Kinh tế Quốc dân ước tính thiệt hại của ô nhiễm không khí ở Việt Nam năm 2018 là 10,82-13,63 tỷ USD (tương đương từ 240.000 tỷ đồng) trở lên, tương đương 4,45%-5,64% GDP năm 2018.

Trong đợt giãn cách xã hội tháng 4, lượng người tham gia giao thông và các hoạt động sản xuất bị hạn chế giúp chất lượng không khí được cải thiện so với khoảng thời gian cùng kỳ các năm trước. Tuy vậy, vẫn có những ngày chất lượng không khí ở ngưỡng kém vào xấu.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch ở Việt Nam cho rằng, việc cách ly xã hội với lượng tham gia giao thông giảm đến 80% song vẫn có thời điểm ô nhiễm cho thấy, cùng với nguồn giao thông, nhiều nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng khác của Hà Nội là xây dựng, cơ sở sản xuất, làng nghề, đặc biệt là hoạt động đốt không kiểm soát. “Đợt đại dịch lần này cho thấy cần có nhiều chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí từ nguồn giao thông và các nguồn khác”, ông Tùng nói.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.