Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh giao thông, đi lại dịp Tết

Có 4 số đường dây nóng phản ánh giao thông, đi lại dịp Tết tại Hà Nội. Ảnh: T.Đảng
Có 4 số đường dây nóng phản ánh giao thông, đi lại dịp Tết tại Hà Nội. Ảnh: T.Đảng
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa công bố 4 số điện thoại đường dây nóng  để  người dân phản ánh những vấn đề về giao thông đi lại; tình trạng nhồi nhét, chặt chém giá cước trong vận tải hành khách dịp Tết Tân Sửu 2021… 

Cấm xe nhồi nhét xuất bến

 Theo đó, kế hoạch số 4175 của Sở GTVT Hà Nội về triển khai công tác phục vụ vận tải dịp cao điểm cuối năm, trong đó có dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Tân Sửu 2021 yêu cầu: Đối với các bến xe lớn trên địa bàn thành phố phải xây dựng kế hoạch phục vụ cao điểm Tết; báo cáo Sở GTVT Hà về phương án bố trí xe dự phòng, xe tăng cường phục vụ người dân; Xây dựng phương án phối kết hợp với các lực lượng chức năng như Công an thành phố và chính quyền địa phương, Thanh tra Sở GTVT để giữ gìn trật tự an ninh bảo đảm ATGT trong và ngoài khu vực các bến xe.

“Có phương án dự phòng các xe tăng cường trên các tuyến để kịp thời giải tỏa khách tăng đột biến tại bến xe; các bến xe chủ động hiệp đồng với các đơn vị vận tải chuẩn bị các phương tiện có đủ điều kiện theo quy định làm xe tăng cường để giải tỏa hành khách; hạn chế thấp nhất việc ứ đọng khách trong bến xe; tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19”, văn bản nhấn mạnh.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu, thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát các xe ra vào bến đón trả khách, từ chối phục vụ đối với các phương tiện và chủ phương tiện đưa xe không bảo đảm điều kiện, tiêu chuân theo quy định; bố trí cán bộ của bến xe phối hợp với lực lượng Thanh tra Sở GTVT tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn cho phương tiện và người lái trước khi xe xuất bến, kiên quyết không cho xuất bến xe chở quá tải (nhồi nhét) và không đảm bảo các điều kiện xuất bến, lập biên bản các vi phạm, tổng hợp báo cáo Sở GTVT thành phố Hà Nội để xử lý theo quy định.

Báo cáo số lượng xe huy động tăng cường về Sở GTVT trước 10 ngày các đợt cao điểm phục vụ giải tỏa khách để kịp thời cấp phù hiệu cho xe tăng cường theo quy định.

 Đối với xe buýt, Sở GTVT giao Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vận tải bằng xe buýt xây dựng kế hoạch phục vụ nhân dân trong dịp cao điểm Tết, đảm bảo chất lượng xe tham gia hoạt động trên tuyến, số lượng xe dự phòng tối đa để giải toả lượng khách tăng cao vào các ngày cao điểm tại các bến xe khách và kịp thời giải toả khách đi các tỉnh khi có yêu cầu.

Xây dựng kế hoạch bố trí xe tăng cường phục vụ trên các tuyến thông qua các bến xe Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Ga Hà Nội, các điểm trung chuyển Long Biên, cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt,... trong những ngày cao điểm để kịp thời giải toả khách khi lượng khách tăng đột biến. 

Giảm thiểu các điểm ùn tắc

Thanh tra giao thông, lập phương án đảm bảo an toàn giao thông, dự báo các điểm đen, điểm ùn tắc trong các dịp Tết và có kế hoạch giải toả khi sự cố ùn tắc xảy ra, giải toả các chợ, điểm buôn bán, lấn chiếm lòng, lề đường; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thuộc Phòng CSGT, CSTT, CSHS - Công an Thành phố, chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia bảo đảm giao thông tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, chỉ dẫn phân luồng, phân làn giao thông, giảm thiểu sự cố ùn tắc giao thông;

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm; Kiên quyết xử lý các phương tiện kinh doanh vận tải khách chạy sai hành trình, chở quá số người quy định, xe chạy kiểu “rùa bò”, dừng đỗ đón trả khách không đúng nơi quy định…

Tập trung kiểm tra, xử lý tại khu vực xung quanh các bến xe, nhà ga, địa điểm dễ phát sinh vi phạm. Kiểm tra, giám sát việc phát và sử dụng "Phù hiệu xe tăng cường", công tác kiểm tra xe và lái xe được huy động tăng cường trước khi xe xuất bến. Xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải lợi dụng "Phù hiệu xe tăng cường" để vi phạm các quy định về trật tự ATGT và các quy định liên quan khác;

Giao Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tổ chức, phân luồng giao thông hợp lý giảm thiểu các điểm ùn tắc giao thông trong dịp trước, trong và sau Tết. Tập trung tại các khu vực nhà ga, xung quanh bến xe khách, các đường dẫn lên, xuống đường vành đai 3 trên cao và các nút giao vào cửa ngõ thành phố tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông.

Trong thời gian cao điểm cuối năm, Sở GTVT Hà Nội công bố 4 số điện thoại đường dây nóng để các đơn vị, người dân chủ động báo cáo, phản ánh thông tin về giao thông, đi lại, hoạt động của vận tải hành khách, gồm: Số máy bàn phụ trách chung: 0243.8217922; Lãnh đạo Sở - ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở: 0985 811689; Thanh tra Sở GTVT - ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra: 0913 590633; Phòng Vận tải - ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải: 0932231683.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.