Hà Nội: Cây đổ có nguyên nhân do kỹ thuật trồng

Hà Nội thông tin về tình hình mưa bão và vấn đề cây xanh chiều 2/8
Hà Nội thông tin về tình hình mưa bão và vấn đề cây xanh chiều 2/8
TPO - “Cây đổ trong cơn bão vừa qua có yếu tố kỹ thuật trồng, nhưng cần phải xem từng khu vực cụ thể để có kết luận phù hợp”, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết tại buổi thông tin báo chí Thành uỷ chiều 2/8.

Liên quan đến việc cây xanh bị đổ sau cơn bão số một vừa qua còn lộ nguyên bầu nilon, ông Phong cho biết, Hà Nội đã xin ý kiến các nhà khoa học, tới đây sẽ ban hành bảy bước quy trình, trong đó có bước tháo nilon bọc bầu, vì bênh cạnh loại tự tiêu huỷ được thì vẫn có bầu nilon không tự tiêu được. Với các loại bầu bọc nilon không tự tiêu được thì phải được tháo bỏ.

Ông Phong cũng khẳng định với cây xanh trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh được trồng và giám sát rất chặt chẽ, không có cây nào có bầu bọc nilon. “Đêm nào tôi cũng đi trồng cây, tôi khẳng định điều đó”, ông Phong nhấn mạnh. 

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân cây đổ có do kỹ thuật trồng không?, ông Phong khẳng định, không có cơ sở để khẳng định cây mới trồng đổ do sai quy trình, bởi khi xảy ra lốc xoáy, dù có bốn cột trống xung quanh nhưng cây vẫn bị đổ. “Cây đổ có yếu tố kỹ thuật nhưng cần phải xem khu vực cụ thể để có kết luận phù hợp”, ông Phong nói thêm.

Cũng theo Phó giám đốc Sở Xây dựng, trong thời gian qua, Hà Nội đã cử cán bộ đi nước ngoài học cách trồng, cắt tỉa, chăm sóc cây xanh. Với những cách làm mới mà những cán bộ đầu tiên vừa được đi nước ngoài học sẽ góp phần nâng cao chất lượng trồng, chăm sóc cây xanh.

Về việc lựa chọn trồng cây gì, ông Phong cũng cho biết, đang xin ý kiến để trồng cây phù hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Hà Nội.

Trao đổi về việc sử dụng ngân trồng, chăm sóc cây xanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty công viên cây xanh Nguyễn Xuân Hưng cũng khẳng định, các đơn vị đều phải thực hiện đúng theo quy trình trong việc nghiệm thu, thanh quyết toán. Sau khi quyết toán xong, Sở Xây dựng sẽ giao cho các đơn vị “bảo hành” cây xanh trong vòng 5 năm. Trong thời gian này, nếu cây hỏng, đổ gẫy thì phải chịu trách nhiệm thay thế, nhà nước không cấp kinh phí lần hai.

Ông Hưng cũng khẳng định, cây phượng là cây đô thị đã được quy định trong thông tư của Bộ Xây dựng và quyết định của UBND thành phố. Hà Nội đã từng trồng cây phượng trên một số tuyến phố từ 40 – 50 năm trước.

Cũng theo ông Hưng, việc cây đổ khi mưa bão không ảnh hưởng nhiều đến cây đô thị, vì thế sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch trồng 1 triệu cây xanh trong giai đoạn 5 năm, từ nay tới năm 2020 mà thành phố đã đề ra.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.