Hà Nội bắt buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng

Theo báo cáo của quận Hoàn Kiếm, trong 3 ngày qua, các đơn vị của quận đã xử phạt hàng chục trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: PV
Theo báo cáo của quận Hoàn Kiếm, trong 3 ngày qua, các đơn vị của quận đã xử phạt hàng chục trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: PV
TPO - Theo văn bản mới được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành, Hà Nội bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, tại nơi công cộng như công viên, vườn hoa, phố đi bộ, quảng trường, nhà ga, bến tàu, bến xe, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng, sân vận động.

Ngày 28/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công văn số 5151 về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

 Theo công văn, để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ, UBND thành phố yêu cầu các cấp, các ngành tuyệt đối không chủ quan trong mọi trường hợp, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; kiên quyết không để xảy ra lây lan dịch trong cộng đồng và thực hiện nghiêm các giải pháp.

 Trong đó, tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện tốt "thông điệp 5K": "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế"; bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, tại nơi công cộng (công viên, vườn hoa, phố đi bộ, quảng trường, nhà ga, bến tàu, bến xe, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng, sân vận động).

 UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở cách ly; tiếp tục lựa chọn các cơ sở cách ly dân sự có thu phí. UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thực hiện nghiêm các quy định tại cơ sở cách ly trên địa bàn, không để lây chéo và lây lan ra cộng đồng, hướng dẫn giám sát đủ 14 ngày đối với người nhập cảnh sau khi hoàn thành cách ly tập trung, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh dưới 14 ngày theo quy định.

 Liên quan đến nhiệm vụ trên, Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp các đơn vị liên quan bảo đảm công tác an ninh trật tự tại các cơ sở cách ly.

 UBND thành phố cũng giao Sở Y tế thường xuyên kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố, bảo đảm các tiêu chí bệnh viện an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở khám, chữa bệnh, bệnh viện phải có phương án phòng, chống dịch; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư phòng, chống dịch cần thiết; thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch. Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh từ xa theo đề án của Bộ Y tế.

 Cùng với đó, các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao năng lực xét nghiệm phù hợp với khả năng, xét nghiệm trên diện rộng, truy vết các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh; bảo đảm đủ cơ số vật tư, trang thiết bị thiết yếu phòng, chống dịch tại các bệnh viện và hệ thống y tế dự phòng; tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống các dịch bệnh khác, nhất là sốt xuất huyết và các bệnh dịch trong mùa đông xuân, không để dịch chồng dịch.

 UBND thành phố giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác tổ chức cách ly tập trung tại các cơ sở do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý, theo đúng quy định và phối hợp chuyển cách ly tập trung tại khách sạn; tiếp tục chuẩn bị tốt, sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19.

 UBND thành phố giao Sở TT&TT chỉ đạo các cơ quan báo chí của thành phố Hà Nội tiếp tục truyền thông mạnh mẽ nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh trong nhân dân.

 Sở LĐTB&XH tổ chức thực hiện có hiệu quả các gói hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định; chỉ đạo kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

Sở GTVT tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các bến xe, bến tàu, phương tiện giao thông công cộng.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố và Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.