GS.TS Phạm Tất Dong phân tích, nếu bỏ chính sách miễn học phí thì có chính sách nào để thu hút người giỏi vào sư phạm? Trong khi đó đầu ra đã bão hòa?
Trong khi đó, GS.TS Phạm Tất Dong nêu lên một thực tế hiện nay đó là thứ nhất nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật hiện dễ thu hút người học nhất vì khởi nghiệp dễ hơn cả. Thứ hai, hướng đến công dân toàn cầu thì khối sư phạm gần như không có “chỗ”. Bởi vì tính kết nối với thế giới bên ngoài không dành cho sinh viên sư phạm. 'Xuất khẩu kỹ sư, xuất khẩu cử nhân công nghệ, không xuất khẩu giáo viên. Trong khi đó, sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra không có chỗ làm.
Vậy, vấn đề là làm thế nào để thu hút được người giỏi vào sư phạm. Muốn thu hút được phải có chế độ chính sách. Ví dụ như hiện nay là miễn học phí.
“Bài toán của sư phạm hiện nay là cực kỳ khó, miễn học phí cũng thế mà không miễn cũng thế. Theo tôi, vấn đề cốt lõi bây giờ là phải khảo sát lại toàn bộ hệ thống của ngành giáo dục, xem thực chất nhu cầu của ngành là bao nhiêu. Nếu không còn nhiều nhu cầu thì giảm bớt các trường sư phạm.
Trong khi đó, một số trường vẫn có khả năng đào tạo ĐH sư phạm như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH học khoa học tự nhiên, ĐH quốc gia Hà Nội trước đây những ngành toán, Lý, Hóa, Sinh... học xong chỉ cần đào tạo thêm một chứng chỉ giáo dục sư phạm nữa là có thể đứng lớp được. Như vậy, không cần thiết phải để nhiều trường sư phạm như hiện nay” – GS. Phạm Tất Dong nói.
Bài toán của sư phạm hiện nay là cực kỳ khó, miễn học phí cũng thế mà không miễn cũng thế. Theo tôi, vấn đề cốt lõi bây giờ là phải khảo sát lại toàn bộ hệ thống của ngành giáo dục, xem thực chất nhu cầu của ngành là bao nhiêu. Nếu không còn nhiều nhu cầu thì giảm bớt các trường sư phạm.
Theo GS. Phạm Tất Dong, điều quan trọng nhất đó là những sinh viên giỏi (vừa chuyên môn vừa tố chất) thực sự vào được sư phạm. Nhà nước phải có chính sách đầu tư cho đội ngũ này, đồng thời hiện đại hóa các trường sư phạm lên.
“Tôi thấy các trường sư phạm hiện nay “nhếch nhác” quá. Không hiện đại hóa thì làm sao đào tạo giáo viên tốt được” – GS. Phạm Tất Dong nêu quan điểm.
Thứ ba là hiện tại các trường sư phạm không nuôi được mình. Nhìn tổng thể thì các trường sư phạm hiện nay rất “bí”. Nhưng bí như thế Bộ GD-ĐT có dám giải thể không? Nếu Bộ không giải thể thì giống như gà mắc tóc.
“Tôi cho rằng đây là dịp, là cơ hội để Bộ GD&ĐT tính toán lại nhu cầu sư phạm của mình, tinh giản biên chế các trường sư phạm. Chỉ để lại ít trường thôi, còn đưa giáo viên về giảng dạy tại các địa phương, đỡ mất công đào tạo. Vì hiện nay đang thừa giáo viên” – GS. Phạm Tất Dong cho hay.
Ông cũng nêu lên bài toán hiện nay của Bộ GD&ĐT là làm sao tiêu thụ được đội ngũ giáo viên đã ra trường. Chúng ta phải có chính sách cho giáo viên giống như ngày xưa: vào trường rất khó, đào tạo bài bản, còn ra trường thì được trọng vọng, lương cao. Nếu cứ đào tạo như bây giờ thì khó có giáo viên giỏi.