Google đưa điện thoại 3D lên không gian

Google đưa điện thoại 3D lên không gian
Google có xu hướng đưa các thiết bị của mình lên quỹ đạo không gian. Đầu tiên, hãng đã thực hiện với Nexus S và One, còn bây giờ là dự án điện thoại Project Tango.

Vài năm sau khi đưa Nexus S và Nexus One vào không gian, Google sẽ đưa một chiếc đkiện thoại khác của mình vào vũ trụ.

 

Vinh dự lần này sẽ thuộc về điện thoại Tango – dự án điện thoại có thể tự theo dõi chuyển động 3 chiều nhằm tạo ra một mô hình 3D của môi trường xung quanh. Nhờ khả năng đặc biệt của mình, điện thoại Tango sẽ được sử dụng trong dự án SPHERES của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA.

Cụ thể hơn, NASA sẽ sử dụng các vệ tinh hình cầu trôi nổi trong không gian để thực hiện các nhiệm vụ thay thế cho phi hành gia. Tính năng nhận diện và vẽ mô hình 3D của Tango cũng rất trùng khớp với yêu cầu của NASA:

"Khả năng của Tango là chính xác những gì chúng tôi cần cho 1 robot có thể làm nhiệm vụ bất cứ nơi nào trên trạm vũ trụ… Chúng tôi muốn thêm khả năng liên lạc, 1 camera, tăng khả năng xử lý thông tin, cảm biến gia tốc và các loại cảm biến khác. Khi chúng tôi đang đau đầu tìm kiếm, chúng tôi bỗng nhận ra rằng lời giải đã nằm trong lòng bàn tay của mình (tức điện thoại Tango)".

Google đưa điện thoại 3D lên không gian ảnh 1

Vài năm sau khi đưa Nexus S và Nexus One vào không gian, Google sẽ đưa một chiếc đkiện thoại khác của mình vào vũ trụ.

Google sẽ đưa Tango lên vũ trụ ngay trong ngày 11/7 sắp tới. Trên các vệ tinh của NASA, điện thoại Tango sẽ là "bộ não, con mắt" của Trạm Vũ Trụ Quốc Tế ISS.

Đây là vinh dự với một công ty không ngừng thúc đẩy quá trình sáng tạo, từ cả những sản phẩm người dùng cuối hữu ích đến những ý tưởng "điên rồ" trong không gian.

Theo Theo Khoa Học & Đời Sống
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.