Gốm Trung Quốc tấn công làng Bát Tràng

Gốm sứ Trung Quốc được bày bán cùng gốm sứ Bát Tràng ở làng nghề
Gốm sứ Trung Quốc được bày bán cùng gốm sứ Bát Tràng ở làng nghề
TP - Gần đây, du khách đến làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) không khỏi ngạc nhiên, khi thấy gốm sứ Trung Quốc được bày bán tràn lan, lấn dần thị phần gốm Bát Tràng.

> Khởi động 'cuộc chiến' giành lại thương hiệu cà phê

Gốm sứ Trung Quốc được bày bán cùng gốm sứ Bát Tràng ở làng nghề
Gốm sứ Trung Quốc được bày bán cùng gốm sứ Bát Tràng ở làng nghề.

Theo chủ cửa hàng gốm sứ Trường Hải, có khoảng 10-15% hàng hóa tại chợ gốm Bát Tràng có xuất xứ từ Trung Quốc, với mặt hàng chủ yếu là cốc chén, bộ bát đĩa và đồ lưu niệm bằng gốm.

“Chúng tôi bán hàng, khách có nhu cầu mua hàng gì thì bán thôi. Thông thường, người mua không mấy quan tâm đến chất lượng, họ chủ yếu quan tâm giá cả, mẫu mã, mà gốm Trung Quốc tuy chất lượng thua gốm Bát Tràng nhưng giá rẻ hơn nhiều, mẫu mã lại đẹp, nên dễ bán hơn”.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, nhiều cửa hàng đã cố tình che đậy xuất xứ của sản phẩm bằng cách dùng bút màu đen tô lên dòng chữ “Made in China”, rồi giới thiệu đây là đồ gốm Bát Tràng cao cấp nên màu sắc và mẫu mã mới đẹp như vậy.

“Bát đĩa Camellia, Bone porcelain là sản phẩm bán ra khá nhiều, dân văn phòng, quan chức họ thích sản phẩm này. Đây là sản phẩm xuất khẩu sang nước thứ 3 nên không để thương hiệu Bát Tràng”, anh Q.H, chủ cửa hàng bán bán lẻ gốm sứ tại chợ, giải thích. Một chủ hiệu khác tên là Ngân thẳng thắn: “Mấy sản phẩm kiểu này là của Trung Quốc, nhiều người thích, họ chọn mua nên nhà nào không bán sẽ thiệt”.

Một làng nghề truyền thống mà tràn ngập sản phẩm Trung Quốc sẽ làm bất ổn tình hình sản xuất của làng nghề. Chính quyền địa phương đã động viên mọi người không nhập lậu hàng Trung Quốc về chợ để giữ uy tín và thương hiệu gốm Bát Tràng nhưng vì quyền lợi của người buôn bán, việc họ giấu diếm ở đâu đấy mình không thể biết được” - Ông Hà Văn Lâm, Phó trưởng ban đại diện làng nghề truyền thống Bát Tràng.

Không chỉ có gốm sứ “Made in China”, ở chợ gốm Bát Tràng còn có sự xuất hiện của một số nhãn hiệu lạ như “Korea style” hay “Bone porcelain” “Camellia” có chất men sáng, bóng, hoa văn đẹp mắt, cầu kì nhưng giá chỉ cao hơn sản phẩm Bát Tràng từ 3.000 đồng đến 10.000 đồng, nên được nhiều người chọn mua.

Sản phẩm gốm ngoại, chủ yếu của Trung Quốc, hiện được bày bán ở hầu hết cửa hàng gốm sứ Bát Tràng.

Một khách hàng tên là Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi mất công đi hơn chục cây số đến đây, vừa tham quan vừa mua sản phẩm làng nghề, nhưng thấy gốm sứ Trung Quốc tràn lan, trong khi gốm Bát Tràng lại không ghi xuất xứ nơi sản xuất, nên không dám mua vì sợ mua nhầm hàng kém chất lượng”.

Ông Lân, chủ sản xuất có cơ sở tại xóm 5 Bát Tràng, nói: “Nhiều chủ cửa hàng vì lợi nhuận trước mắt, nhập sản phẩm Trung Quốc về làng bán, khiến sản xuất và doanh thu của nhiều lò gốm Bát Tràng giảm mạnh, lượng tiêu thụ cũng chỉ bằng 70% năm trước. Nếu không có giải pháp, dần dần gốm Bát Tràng sẽ mất thương hiệu”.

Ông Phạm Văn May, Phó chủ tịch UBND xã Bát Tràng, nói: “Khó có thể ngăn cấm, xử lý việc các chủ cửa hàng bày bán sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, do đây không phải là mặt hàng cấm. Những sản phẩm này không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhưng cũng chỉ chiếm 4-5% sản phẩm được bày bán tại chợ”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.