Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL
TPO - Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ được đánh giá là đội biệt kích bật nhất lịch sử thế giới. Để trở thành một đặc nhiệm SEAL, các học viên phải trải qua 58 tuần huấn luyện với các thử thách vô cùng khắc nghiệt.   

Khổ luyện như tra tấn

Việc trở thành đặc nhiệm SEAL được coi như quyết định thay đổi cả cuộc đời với nhiều học viên. Học viên tham gia đặc nhiệm SEAL phải trải qua khóa huấn luyện vô cùng nghiêm ngặt, được đánh giá là một trong những khóa huấn luyện quân sự gian khổ nhất thế giới.

“Tỷ lệ chọi” giữa các học viên tham gia SEAL cực kỳ cao. Theo thống kê trên Sealswcc, mỗi năm có khoảng hơn 1.000 ứng viên bắt đầu các khóa đào tại tuyển chọn của SEAL nhưng chỉ có 200 – 250 người thành công.

Các học viên phải có sức khỏe rất tốt và vượt qua được bài kiểm tra thể lực tối thiếu của hải quân gồm: bơi nghiêng và bơi ếch 450m trong thời gian tối đa 12 phút 30 giây. Sau đó họ nghỉ 10 phút trước khi chống đẩy 50 cái trong vòng 2 phút và tiếp tục được nghỉ 2 phút rồi lại đứng lên ngồi xuống tối thiểu 50 lần trong hai phút.

Sau hai phút nghỉ, họ phải kéo xà đơn 10 lần trong hai phút, nghỉ 10 phút rồi chạy 2,4 km trong thời gian tối đa 10 phút 30 giây.

Sau bài kiểm tra đầu vào với số điểm tốt nhất, các ứng viên sẽ chuyển vào các trại huấn luyện và được giáo viên đến từ SEAl và SWCC huấn luyện.

Video: SEAL luyện tập tiêu diệt Bin Laden

Sau khi hoàn thành thời gian huấn luyện sơ bộ ở trại, ứng viên sẽ phải tham gia chương trình Hủy diệt Dưới nước cơ bản (BUDS) kéo dài 24 tuần. Chương trình này được thiết kế để các ứng viên được trang bị kỹ năng chỉ huy và sức chịu đựng cả về thể chất lẫn tinh thần cần thiết cho một đặc nhiệm SEAL thực thụ.

Sau chương trình này, các học viên cần hoàn thành một vài khóa huấn luyện khác trước khi được điều động về các đội đặc nhiệm như: nhảy dù cơ bản, kỹ năng y tế, học ngoại ngữ, chiến thuật liên lạc của SEAL, kỹ năng bắn tỉa, tháo gỡ thiết bị nổ…

Sau khi trải qua gần 15 tháng huấn luyện, các học viên tốt nghiệp và được phân về các đội đặc nhiệm. Đặc nhiệm SEAL được hưởng mức lương khởi điểm là 60.000 USD cùng nhiều khoản phụ cấp khác như trả nợ các khoản vay đại học, phụ cấp độc hại khi nhảy dù, lặn biển hay rà phá thuốc nổ.

Ngoài ra, họ còn được trợ cấp về y tế, trợ cấp miễn thuế về nhà ở và thực phẩm. Họ sẽ có 30 ngày phép mỗi năm và có thể được nghỉ hưu sau 20 năm phục vụ.

Dằn vật nội tâm cho sự lựa chọn

Chris Kyle, một xạ thủ cừ khôi nhất trong lịch sử quân đội Mỹ sau khi gia nhập hải quân SEAL đã kể lại giây phút khó khăn anh phải lựa chọn bóp cò. Năm 2003, khi Kyle nhận nhiệm vụ bảo vệ một tiểu đoàn hải quân Mỹ khi họ tiến vào Nasiriya, Iraq, anh phát hiện một phụ nữ mang theo lựu đạn và dắt theo một đứa trẻ.

“Đây là lần đầu tôi buộc phải giết ai đó. Tôi không biết sẽ phải thực hiện nhiệm vụ ra sao. Tôi sẽ bắn ai? Người đàn ông, phụ nữ hay bất cứ ai khác? Việc đó thật khó khăn, trước hết đó là một phụ nữ và kèm theo cả một đứa trẻ.Tôi tự hỏi liệu tôi làm vậy có đúng, có hợp lý? Và sau khi tôi hoàn thành nhiệm vụ, tôi sẽ được trở về nhà, các luật sư sẽ đến và nói rằng tôi đã giết một phụ nữ rồi tôi phải đi tù?” Kyle chia sẻ trên tạp chí BBC News Magazine.

 Kyle sau đó đã phải chọn bóp cò.

Xa gia đình

Không chỉ áp lực về mặt rèn luyện thể chất, các đặc nhiệm SEAL cũng gặp nhiều áp lực tinh thần, đặc biệt là phải xa gia đình. Theo News, Jeff Nichols (Úc) gia nhập đặc nhiệm SEAL trong suốt 11 năm, đã nghỉ hưu và khá kín tiếng về cuộc sống trong quân ngũ. Ông tới châu Á, Nam Mỹ, châu Phi và Trung Đông nhưng thậm chí nhiều khi gia đình cũng không biết ông đang làm gì ở đó.

“Thách thức lớn nhất là phải xa gia đình”, Nichols chia sẻ.

Nichols cho biết gia đình ông không can ngăn khi ông quyết định trở thành một lính SEAL nhưng ông biết họ đều rất lo lắng và khi ông nghỉ hưu, họ mới thở phào.

Ảnh hiếm về hoạt động của biệt kích SEAL:

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 1

SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Với sự hỗ trợ từ Nhà Trắng, Hải quân Mỹ và các thành viên SEAL, Greg E. Mathieson Sr. và David Gatley đã thực hiện một cuốn sách gồm nhiều hình ảnh hiếm về hoạt động thường ngày của các binh sĩ đội biệt kích SEAL của Mỹ. Trong ảnh, thành viên biệt đội SEAL chuẩn bị nhảy xuống nước từ trực thăng HH-60H Seahawk của Trung đoàn Không vận đặc biệt số 160 (SOAR). 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 2

SEAL là đội đột kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011. Ảnh chụp một xạ thủ của SEAL tại Iraq.

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 3

Một nữ binh đang sử dụng súng ngắn bán tự động M239 SAW cùng các thành viên của SEAL cho thấy các hoạt động đặc biệt của biệt đội không chỉ dành cho nam giới. SEAL là từ viết tắt của nhóm từ chỉ phạm vi hoạt động đa dạng của lực lượng gồm SEa (Biển) - Air (Không) - Land (Đất). 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 4

Thành viên SEAL Team 1. SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 5

Một phương tiện chuyên chở lính SEAL di chuyển khỏi một tàu ngầm và hướng tới mục tiêu. 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 6

Xuồng chiến đấu SOC-R di chuyển với tốc độ cao trên một đường thủy hẹp.

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 7

Các thành viên của đội biệt kích luyện tập cùng cá heo. Một cựu thành viên của SEAL chia sẻ: "Để trở thành binh sĩ của SEAL, bạn cần phải có tố chất vượt trội như khả năng quan sát, trí thông minh cao hơn bình thường và sức chịu đựng ghê gớm".

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 8

Binh sĩ SEAL được trang bị những khẩu tiểu liên MP5 và súng ngắn, khống chế một thành viên thủy thủ đoàn trong một buổi luyện tập trên tàu USS Mount Whitney đầu thập niên 90.

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 9

Một thành viên SEAL đeo mặt nạ khí và sử dụng súng tiểu liên MP5 trong quá trình rèn luyện kỹ năng cận chiến (CQB). Binh sĩ SEAL thường dùng đạn thật trong quá trình đào tạo. Lực lượng đặc nhiệm này cũng nổi tiếng vì tiêu chuẩn lựa chọn và huấn luyện khắt khe bậc nhất trên thế giới, với tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo từ 80 đến 85%. 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 10

Lính chiến đấu của SEAL mặc đồ bảo hộ trong quá trình luyện tập đặt thuốc nổ lên chân vịt của một con tàu.

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 11

Một thành viên sử dụng thiết bị điện toán để thu thập dữ liệu dưới nước. Trong 6 tháng đầu huấn luyện, các thành viên phải thực hành nhiều kỹ năng khó, đặc biệt là kỹ thuật tấn công cơ bản dưới nước (Buds). Kỹ năng này gồm một giai đoạn hành động kéo dài liên tục trong 120 giờ, bao gồm bơi, chạy, vượt chướng ngại vật và định vị mục tiêu. 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 12

Xe bọc thép MRAP của SEAL di chuyển qua con đường mù mịt bụi tại Iraq.

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 13

Quá trình đào tạo chống đuối nước của SEAL.Trong giai đoạn này, học viên bị trói tay sau lưng và phải tìm mọi cách lấy mặt nạ bơi bằng răng.

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 14

Lính biệt kích hải quân bắn súng máy cỡ nòng 50 khi ở trên xuồng trong đêm. SEAL đã lập rất nhiều chiến công như giải cứu con tin ở Somali, cứu truyền thưởng Richard Phillips, khám phá hang động ở Afghanistan, bắt tướng Manuel Noriega ở Panama và đặc biệt là tiêu diệt thành công thủ lĩnh nhóm khủng bố khét tiếng al-Qaeda. 

Góc khuất đằng sau sự nghiệp oanh liệt của lính SEAL ảnh 15

Thành viên của SEAL Team 4 phối hợp cùng Không quân thực hiện bài tập trên "chim ưng biển" V-22 Ospry. Với chuỗi thành tích đáng nể, lực lượng SEAL được đánh giá là đội biệt kích tinh nhuệ bậc nhất thế giới.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.