> Tranh tài võ Việt tại các 'tổ đường'
Anh cũng khởi xướng ra Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam, Liên hoan võ thuật quốc tế Hồng Bàng. Trong suốt 40 năm gắn bó, những đóng góp của anh với nền võ học nước nhà không hề nhỏ.
Cuốn sách này là kết quả của nhiều chuyến bôn ba đến hàng trăm võ đường trên khắp thế giới để phỏng vấn, đối thoại và ghi chép.
Với tính chất bách khoa, nó giúp người đọc hiểu rành mạch và sâu sắc từ võ học Việt Nam, các môn phái, tổ chức, nhân vật… cho đến các trang web, báo mạng, báo giấy liên quan đến việc mở đường đưa võ Việt ra thế giới.
Dày công chấp bút
* Xin anh cho biết có khoảng bao nhiêu môn phái có nguồn gốc là võ Việt ở nước ngoài? Sách của anh nhắc đến 26 môn phái, tuy là một con số không nhỏ nhưng vẫn còn nhiều cái tên chưa được nói tới, tại sao vậy?
- Không chỉ ở nước ngoài mà ngay trong nước khi nói đến các môn phái tự nhận bắt nguồn từ võ Việt hoặc thuần Việt, chúng ta vẫn có chút gì bối rối.
Nếu dựa vào căn bản công phu và bài bản của một môn phái để đánh giá thì hàng trăm môn phái tự xưng võ Việt rồi tự phát tràn lan ở nước ngoài hiện nay, thật khó kiểm chứng và xác định môn phái nào là thuần Việt.
Những môn phái “thuần Việt” như Võ Kinh Vạn An Phái (Pháp), Thủy Pháp Việt Nam (Bỉ), Tây Sơn Bình Định (Canada), Lam Sơn Võ Đạo (Úc), Nhất Nam (Nga)… chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Trong sách, ở phần một, tôi đã giới thiệu 11 tổ chức tiêu biểu truyền bá võ Việt ở nước ngoài, mỗi tổ chức quy tụ rất nhiều môn phái võ Việt.
Trong số đó, tôi chọn ra 26 môn phái đã vươn ra nhiều nước, có “thương hiệu” hoặc trở thành liên đoàn, tổng liên đoàn… như Quán Khí Đạo nay là Tổng đoàn Quán Khí Đạo phát triển trên 30 quốc gia, hoặc Võ Đạo Việt Nam không những phát triển ở nhiều nước mà còn lập được trên 30 kỷ lục Guiness thế giới về võ thuật…
* So với những tác phẩm trước của anh về võ thuật, đây có phải là cuốn sách “tốn kém” nhất? Anh có thể kể một kỷ niệm đặc biệt trong quá trình hoàn thành cuốn sách?
- Tôi mất hơn 20 năm để tìm hiểu, ghi chép trực tiếp về hàng trăm môn phái và tổ chức võ thuật Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, thêm một năm để lập đề cương và thống kê lại ghi chép.
Viết đến phần nào nghi ngại, tôi liền gặp trực tiếp hoặc gửi qua email người cần hỏi để xin xem lại.
Trong 7 cuốn sách về võ đã phát hành, có lẽ đây là cuốn sách “tốn kém” nhất về thời gian thai nghén, thời gian viết, thời gian chỉnh sửa, kể cả chi phí in ấn quá lớn.
Xin cảm ơn anh!
Nuyễn Nhật Lâm
Thực hiện