Giỗ tổ nghề nghĩ về 'cuộc khủng hoảng khán giả sân khấu'

Nghệ sĩ cả nước hoa đăng, sính lễ tưng bừng ngày giỗ tổ nghề sân khấu. Nhiều thế hệ mừng mừng tủi tủi hội ngộ, nhưng không ít ưu tư cho nền nghệ thuật truyền thống.
Giỗ tổ nghề nghĩ về 'cuộc khủng hoảng khán giả sân khấu' ảnh 1

Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam giỗ tổ nghề, tặng thưởng nghệ sĩ và vở diễn nổi bật năm 2018 Ảnh: NGUYÊN KHÁNH

Nghệ sĩ phía Nam rình rang cúng tổ nghề mấy hôm nay. Hoài Linh và nhiều nghệ sĩ quy tụ tại nhà thờ tổ nghề xây dựng cả trăm tỷ. Lễ giỗ tổ nghề phía Nam còn được tổ chức ở nhà văn hóa trang trọng. Thanh Tuấn, Minh Vương cúng tổ nghề với niềm hân hoan vừa được phong tặng NSND.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm nào cũng lễ giỗ tổ nghề chính ngày 12 tháng 8 âm lịch. Sáng 10/9, cả trăm nghệ sĩ tụ hội tại rạp Đại Nam của Nhà hát Chèo Hà Nội. Nghệ sĩ, khách mời được đãi vài tiết mục như trống hội, xiếc, cải lương. NSND Lê Tiến Thọ đọc chúc văn với tinh thần tri ân tổ nghề, kêu gọi đoàn kết để sân khấu chuyển mình trong thời đại mới. Hội cũng mừng thọ các nghệ sĩ 70, 80, 90 tuổi, trao thưởng tôn vinh tác phẩm nổi bật năm 2018.

Một số gương mặt thân thuộc, gạo cội tề tựu ngoài NSƯT Minh Vượng có NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Lan Hương “Em bé Hà Nội”, cặp vợ chồng Lan Hương Bông-Đỗ Kỷ, NSƯT Thu Huyền. Nhiều nhà hát cũng làm lễ giỗ tổ nghề riêng như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ nên chỉ vài đại diện đến đây. Xuân Bắc là một trong số ít nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam góp mặt.

Hỏi thăm một số nghệ sĩ vắng mặt, nhiều người nói từ lâu “ngại” xuất hiện gặp gỡ đồng nghiệp. NSƯT Trần Lực vắng mặt do bận dựng Người tạc tượng cho Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam dịp 60 năm thành lập. Anh thành thật, ít khi lui tới lễ giỗ nghề. “Mỗi người một quan niệm, có người thể hiện bằng hành động, tôi nghĩ cái tâm là chính. Tôi vẫn kính trọng tổ nghề, chứng minh bằng công việc”, Trần Lực nói.

NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu công bố danh sách khen thưởng tác phẩm năm 2018. Kịch bản sân khấu, Sách nghiên cứu Lý luận-Phê bình, Vở diễn đều không có giải A.

Hội tặng bốn giải B Kịch bản cho các tác giả Lê Thu Hạnh, Vương Huyền Cơ (TPHCM), Xuân Đức (Quảng Trị), Hà Đình Cẩn (Hà Nội). Bốn vở nhận giải B: Cải lương Chiếc áo thiên nga, Kiếp tằm của đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai; Thầy Ba Đợi của NSND Triệu Trung Kiên- Lê Trung Thảo, kịch nói Khi con tốt sang sông của NSND Trần Ngọc Giàu.

Cuộc khủng hoảng khán giả sân khấu nhiều năm nay cải thiện chưa được là bao. Sân khấu xã hội hóa phía Nam cũng lao đao sau cả chục năm sống khỏe, nhiều nơi phải đóng cửa, co cụm lại.

“Sân khấu đang trong giai đoạn khó khăn, do điều kiện xã hội và nhiều nguyên nhân khác trong đó có cả nội lực sân khấu chưa mạnh”, NSND Triệu Trung Kiên-đạo diễn cải lương phía Bắc vừa nhận danh hiệu NSND- khẳng định.

Hội trao danh hiệu nghệ sĩ xuất sắc cho: NSƯT Kiều Minh Hiếu (vở Thế sự), Hoàng Thị Xuân Thu (Khi con tốt sang sông), NSƯT Mạnh Hùng (Chiếc áo thiên nga), NSƯT Quế Trân (Thầy Ba Đợi), nghệ sĩ chèo Thúy Nga, nghệ sĩ múa rối Kinh Kha, Đạt Hiển, hai nghệ sĩ xiếc Chu Hồng Thúy, Vũ Thanh Tuấn. 

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?