Giây phút sinh tử của cậu bé Nepal bị "chôn sống" 5 ngày

Cậu bé 15 tuổi tiết lộ rằng mình sống sót nhờ vắt nước từ quần áo ướt để uống, tuy nhiên cậu cũng đã đến sát cửa tử thần khi lả đi vì kiệt sức.

Chỉ đến khi nghe máy ủi đang dỡ từng tấm bê tông cùng đất đá trên đầu, cậu mới tỉnh lại và le lói tia hy vọng được cứu thoát khỏi đống đổ nát. 

Bi kịch lại nổi lên khi nhìn quanh cậu đau đớn cảm nhận về khả năng những cơn dư chấn không ngừng có thể nhấn sụp các kẽ hở của tấm bê tông và chôn vùi cậu vĩnh viễn.

Giây phút sinh tử của cậu bé Nepal bị "chôn sống" 5 ngày ảnh 1
Pempa Tamang đang được bác sĩ cấp cứu sau khi cậu được đưa lên khỏi đống đổ nát (ảnh: AP)
Dưới đổng đổ nát, Pempa Tamang không thể ước lượng được thời gian chỉ đến khi “tôi nhìn thấy ánh sáng”. Pempa Tamang đã kiệt sức thực sự và không thể tin vào cảm giác của mình khi được kéo lên từ một cái hố, sau 5 ngày bị chôn vùi trong đống đất đá bê tông của một tòa nhà bảy tầng ở Kathmandu.

Tamang không biết liệu cậu còn sống hay đã chết: “Tôi nghĩ rằng tôi đã bị ảo giác”.

Anh Hans Raj Joshi, một người dân chứng kiến cảnh giải cứu cậu bé Tamang đã phải thốt lên: “Sự kỳ diệu này cho chúng ta hy vọng. Chúng tôi nghĩ rằng người nằm trong đống đổ nát đó khả năng không còn sự sống. Vậy mà cậu ấy đã mở mắt khi được cứu lên”.

Ngay sau khi được giải cứu, đội cứu hộ đã đưa Tamang tới một bệnh viện dã chiến do đội cứu hộ Israel thành lập sau trận động đất 7,8 độ Richter hôm 25/4 ở Kathmandu, Nepal. Các bác sĩ chẩn đoán, cậu bé kiệt sức yếu ớt với mái tóc đen rối bù, nhưng chắc chắn sẽ qua khỏi.

Sau đó, Tamang đã có thể gặp gỡ các phóng viên và kể câu chuyện của mình. Trận động đất xảy ra vào lúc 11giờ 56 phút khi Tamang đang ăn trưa với một người bạn ở khách sạn nơi cậu làm việc. Cảm nhận được sự rung lắc, cậu đã chạy ngay về phía cầu thang thoát hiểm. 

Tuy nhiên chỉ trong khoảnh khắc, cậu thấy tất cả bức tường quanh mình nứt toác, trần nhà thì đổ sập. Cậu bị chôn vùi trong đống đổ nát và hầu như không thể di chuyển. Cậu phải nghiêng người trong tư thế đứng tựa đầu vào khối bê tông và mảnh vỡ của mái nhà. Lúc đầu Tamang sống sót nhờ một lon sữa trâu. Sau đó, nhờ cơn mưa cậu mới duy trì được mạng sống.

Giây phút sinh tử của cậu bé Nepal bị "chôn sống" 5 ngày ảnh 2
Pempa Tamang sống sót thần kỳ sau 5 ngày bị chôn vùi, đang trả lời phóng viên (ảnh: AP)
Cùng thời điểm lực lượng cứu hộ Nepal giải cứu được Pempa Tamang, họ cũng tìm thêm được một phụ nữ khoảng 30 tuổi bị chôn vùi trong các đống đổ nát gần khu vực khách sạn Hilton ở Kathmandu. Trước đó, lực lượng cứu hộ cũng cứu được một người đàn ông bị kẹt trong đống đổ nát suốt 82 giờ, phải uống nước tiểu để sống.

Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter hôm 25/4 ở Kathmandu, Nepal có thể khiến số người thiệt mạng lên tới 15.000 người, gần gấp đôi con số 8.500 người trong trận động đất lịch sử năm 1934.

Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 600.000 ngôi nhà tại thủ đô Kathmandu và các khu vực khác bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Khoảng 8 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Ít nhất 2 triệu người cần được hỗ trợ về nơi ở, nước uống, thực phẩm và thuốc trong vòng 3 tháng tới. Ước tính chi phí tái thiết sau động đất có thể lên tới 5 tỷ USD.

Theo Theo vov
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.