TPO - Không có nước sạch để sử dụng do đường ống dẫn nước từ suối về trường bị hư hỏng, tắc nghẽn vì mưa lũ, giáo viên vùng cao Nghệ An phải băng rừng kiểm tra khắc phục, tìm lại nguồn nước cho học trò của mình.
TPO - Cô Lương Thị Hoà và thầy Vi Mộng Hoàng đã gắn tuổi 20 với rừng sâu núi thẳm dạy chữ và lời ca tiếng hát cho học sinh dân tộc thiểu số. Họ tâm niệm "các em không được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng được chọn thực hiện ước mơ của mình".
TPO - Để truyền dạy con chữ kiến thức cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó, cô Đỗ Thị Thanh Hoa mỗi ngày đi về 120km trên con đường sình lầy ngày mưa, bụi mù ngày nắng...
TPO - Nhiều cán bộ, giáo viên (GV) ở huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang lo lắng bởi nhiều khoản chế độ, hỗ trợ vùng 30a sẽ bị cắt giảm từ tháng 1/2019. Đây là huyện vừa được công nhận thoát nghèo hồi tháng 3/2018.
TP - Mỗi ngày giáo viên trường mầm non Hoa Ngọc Lan, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải “đánh vật” với đoạn đường cực kỳ lầy lội dài hàng cây số đến trường. Vào năm học mới, trời mưa triền miên, đường sá chi chít “hố bùn” vẫn không ngăn được bước chân mang nặng tình yêu của người gieo con chữ trên vùng biên giới.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) không có nữ giáo viên, không đường giao thông, không điện lưới, không sóng điện thoại… Toàn bộ 46 giáo viên của trường đều là nam, các thầy vượt qua đỉnh núi đến đây nâng bước các học sinh nơi biên cương xứ Nghệ đến với con chữ.
Quãng đường dốc núi trơn trượt dài tổng cộng khoảng 15 km, các thầy cô đã không quản vất vả băng rừng, vượt suối để đưa bàn ghế từ điểm bản xa về điểm trường trung tâm của xã cho học sinh.
TP - Năm nay, thưởng Tết cho giáo viên tại các TP lớn đã có bước khởi sắc, nhiều nơi lên tới cả chục triệu đồng/người. Tuy nhiên tại các vùng thôn quê, miền núi, nhiều GV chỉ có thưởng Tết là ký hạt dưa, gói mì chính.