Những vụ 'xuống tay' của giáo viên với học sinh gây phẫn nộ

Cô giáo cầm dép đánh, dùng đầu gối thúc vào bụng trẻ ở nhóm lớp Sen Vàng.
Cô giáo cầm dép đánh, dùng đầu gối thúc vào bụng trẻ ở nhóm lớp Sen Vàng.
TPO - Cô giáo cầm dép đánh, thúc đầu gối vào bụng trẻ; thầy giáo dùng gậy đánh học sinh; thầy giáo thả bé vào máy vặt lông gà là những vụ “xuống tay” của giáo viên với học sinh gây bất bình dư luận thời gian qua.

2 cô giáo cầm dép đánh, thúc đầu gối vào bụng trẻ mầm non

Đầu năm 2017, một đoạn clip dài hơn 2 phút được đăng tải trên mạng xã hội đã “tố cáo” hành vi đánh đập trẻ mầm non của 2 cô giáo.

Một cô giáo đã cầm dép đập thẳng tay vào đầu học sinh này và sau đó tiếp tục đánh thêm một lần nữa khiến em òa khóc.

Ở cảnh khác, một bé trai khác bị một cô giáo dùng gậy đánh vào đầu cùng lời đe dọa. Cuối clip có hình ảnh một cô giáo hai tay đút túi quần thể thao, co chân, thúc đầu gối nhiều lần vào bụng một bé đang khóc và yêu cầu ngồi vào bàn ăn. Sau đó, cô giáo này dùng tay kéo mạnh tai khiến cháu bé khóc thét vì đau và sợ hãi.

Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định, sự việc xảy ra tại nhóm lớp Sen Vàng (phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

23 học sinh lớp 4 bị giáo viên đánh bằng thước

Sau buổi kiểm tra, do có nhiều em không đạt yêu cầu, cô giáo Trường tiểu học Diên Lãm (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) đã dùng thước nhựa dẻo đánh 23 học sinh vào vùng tay, mông… Một học sinh sau đó được đưa đến bệnh viện do bị đánh vào đầu.

Được biết, cô giáo Quách Thị Hương đã dùng thước nhựa dẻo đánh vào tay, mông 23/27 học sinh lớp 4A. Sau buổi kiểm tra đối với 2 môn Toán và Tiếng Việt vào chiều ngày 15/3, chỉ có khoảng 5-6 học sinh trong lớp đạt được yêu cầu.

Ông Phạm Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường tiểu học Diên Lãm cho biết, nhà trường yêu cầu cô Hương làm bản tường trình liên quan đến sự việc này.

Bên cạnh bị cảnh cáo, cô Hương bị đình chỉ dạy học 12 tháng do vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Thầy giáo dùng gậy đánh học sinh

Ngày 13/3/2017, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ngắn ghi cảnh một thầy giáo cầm một cây gậy dài, giơ cao và đánh rất mạnh vào mông của một nam sinh đang nằm trên bàn học. Trường THPT Thủ Thiêm (TPHCM) xác nhận sự việc xảy ra ở trường.

Người đánh học sinh là thầy H. - giáo viên dạy Tin học có thâm niên gần 20 năm tại trường và có thành tích bồi dưỡng học sinh khá tốt. Sự việc này diễn ra trong giờ học tin ở lớp 11A.

Việc thầy H. đánh học sinh là hành động sai so về điều lệ trường THPT nên trường yêu cầu thầy H. phải làm tường trình, viết kiểm điểm.

Giáo viên đánh học sinh lớp 8 nhập viện

Sự việc trên xảy ra vào trưa 19/1/2018, tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lạnh. Nạn nhân là em Vừ A Dơ - học sinh lớp 8 trường này.

Em Vừ A Só (anh trai ruột của Dơ) nghẹn ngào nói: "Thầy giáo H dùng tay đánh vào mặt, lưng, vai... của em Dơ. Sau khi bị thầy giáo đánh, em Dơ rất yếu ớt, mặt bị chảy máu và mắt nhìn rất mờ, phải nhập viện điều trị vết thương".

Cô giáo thả bé vào máy vặt lông gà

Ngày 24/3/2017,  anh Nguyễn Văn N. (xã Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai) cho biết: "Vào khoảng 7h30 phút, sáng ngày 22/3, tôi đưa con là cháu Nguyễn Gia H. (4 tuổi) đi học tại Trường mầm non xã Xuân Giao.  

Tuy nhiên, khi tôi đưa cháu đến lớp, nhìn thấy cô giáo, cháu không chịu xuống xe và ôm chặt cổ tôi. Thấy vậy, anh Nam cầm roi dọa con để bé không khóc, sau đó anh Nam ra về.

Vì lo lắng con khóc thêm, nên tôi phóng ra cổng phụ đằng sau, đứng dưới đường tôi nghe thấy cô giáo quát, dọa con tôi cắm vào ổ điện. Thấy vậy, tôi trèo lên bờ tường của nhà trường thì nhìn thấy hai cô giáo một cô mặc áo vàng cam, một cô áo đen, khênh cháu đặt trên miệng máy nhưng chưa đưa vào bên trong.

Những vụ 'xuống tay' của giáo viên với học sinh gây phẫn nộ ảnh 1 Hình ảnh các cô giáo đưa cháu H vào máy vặt lông gà. Ảnh cắt từ clip gia đình cung cấp
Sau đó, cô H. -  Hiệu trưởng nhà trường còn quát mắng, dọa cắm ổ điện vào con tôi, rồi bế cả người, dốc ngược cho vào cái máy vặt lông gà. Không chịu đựng được nữa tôi nhẩy tường vào và nói chị đừng làm thế với con em, rồi lấy đồ đưa cháu về nhà”, anh Nam kể lại.

Cô giáo mầm non nhốt trẻ trong nhà vệ sinh rồi bỏ quên

Ngày 21/3/2017, cô giáo tại trường mầm non thôn Yên Vĩ (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) nhốt học sinh 4 tuổi trong nhà vệ sinh rồi bỏ quên.

Người nhà không tìm thấy bé, đã nhờ UBND xã Hương Sơn thông báo mất tích lên loa phát thanh xã lúc 20h ngày 21/3.

Một số người dân đi qua trường nghe tiếng khóc của bé gái trong nhà vệ sinh. Đồng thời, khi nghe loa phát thanh, cô giáo nhốt cháu bé mới nhớ ra sự việc.

Những vụ 'xuống tay' của giáo viên với học sinh gây phẫn nộ ảnh 2 Thầy giáo Trường THPT Thủ Thiêm (TP HCM) dùng thước đánh học sinh.

Thầy giáo dùng gậy đánh học sinh

Ngày 13/3, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ngắn ghi cảnh một thầy giáo cầm một cây gậy dài, giơ cao và đánh rất mạnh vào mông của một nam sinh đang nằm trên bàn học. Trường THPT Thủ Thiêm (TPHCM) xác nhận sự việc xảy ra ở trường.

Người đánh học sinh là thầy H. - giáo viên dạy Tin học có thâm niên gần 20 năm tại trường và có thành tích bồi dưỡng học sinh khá tốt. Sự việc này diễn ra trong giờ học tin ở lớp 11A.

Việc thầy H. đánh học sinh là hành động sai so về điều lệ trường THPT nên trường yêu cầu thầy H. phải làm tường trình, viết kiểm điểm.

Mới đây nhất, vụ việc cô giáo một trường tiểu ở Hải Phòng phạt học sinh lớp 3 nói chuyện bằng cách uống nước vắt từ giẻ lau bảng gây phẫn nộ dư luận. Dù cô giáo này đã bị xử lý kỷ luật cho thôi việc nhưng vẫn để lại nỗi ám ảnh cho nhiều người, nhiều thầy cô, gia đình học sinh.

Thiết nghĩ, các hành động, thiếu suy nghĩ của các thầy cô giáo trong học đường đã làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ về nhân cách nhà giáo. TS tâm lý Trần Thành Nam cho rằng, cần xem xét để yêu cầu bắt buộc các chương trình đào tạo giáo viên phải có những bài đánh giá sàng lọc đặc điểm nhân cách và ứng xử đạo đức đầu vào; nội dung đào tạo phải dành thời lượng hợp lý để rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo với các giá trị cơ bản như vì quyền lợi tốt nhất của học sinh; hành xử tin cậy, trách nhiệm, chính trực, công bằng, tôn trọng con người và phẩm giá của học sinh. Đây là điều đáng suy ngẫm với các nhà quản lý giáo dục trong bối cảnh môi trường giáo dục đang có nhiều áp lực như hiện nay.

MỚI - NÓNG