Gian lận hóa chất hủy hoại tầng ozone suốt 30 năm

Tầng ozone với nhiệm vụ ngăn các bức xạ xuống Trái đất đang bị thủng bởi lượng phát thải CFC-11 ngày càng tăng.
Tầng ozone với nhiệm vụ ngăn các bức xạ xuống Trái đất đang bị thủng bởi lượng phát thải CFC-11 ngày càng tăng.
TP - Kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Mỹ, Hà Lan cho thấy, một số nước Đông Á dường như đã gian lận trong việc thực thi hiệp ước cấm sử dụng hóa chất hủy hoại môi trường suốt 3 thập kỷ qua.

Theo bài báo đăng trên tạp chí Nature ngày 16/5, các nhà nghiên cứu từ Mỹ, Anh và Hà Lan đã phát hiện ra hóa chất chlorofluorocarbon được sử dụng trong  tủ lạnh phát ra khí quyển ngày càng nhiều,chiếm tới ¼ hóa chất trên tầng ozone.

Chất chlorofluorocarbon (viết tắt là CFC) được cho là nguyên nhân gây thủng tầng ozone. Kể từ năm 1987,  CFC đã bị đưa vào danh mục hóa chất hạn chế sử dụng theo Thỏa thuận Montreal. Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan từng ca ngợi đây là một thỏa thuận môi trường quốc tế thành công nhất từ trước tới giờ.

Theo các báo cáo khoa học trước đây, với Thỏa thuận Motreal, lượng CFC-11 phát thải ra môi trường đã giảm đáng kể, thậm chí đến năm 2012, các nhà khoa học ghi nhận  đã giảm xuống 50%. Do đó, nghiên cứu mới này gây sốc giới khoa học.

Hãng Bloomberg đưa tin, các nhà khoa học phát hiện ra sự khác biệt về hàm lượng khí quyển ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Điều này gợi mở cho họ  về việc lạm dụng hóa chất CFC-11 ở các khu công nghiệp dày đặc ở Bắc bán cầu. Sau đó, họ dùng các mẫu ô nhiễm không khí  gốc để so sánh trở lại. Khu vực được khoanh vùng chính là Đông Á, tuy nhiên họ không chỉ rõ quốc gia nào. Johannes Laube, nhà nghiên cứu của  đại học Đông Anglia, người tham gia dự án này cho biết, thời gian gần đây, 13.000 tấn CFC-11 được phát thải ra bầu khí quyển mỗi năm là một con số không hề nhỏ.

Stephen Montzka, chuyên gia hóa học khí quyển và tác giả chính của công trình nghiên cứu này cho biết, bài báo đã đưa ra bằng chứng vững chắc về việc phát thải CFC-11 đã được nối lại tại các công trường xây dựng hoặc việc sản xuất tủ lạnh, máy điều hòa không khí…Qua các số liệu thu thập được, các nhà khoa học nhận thấy, phát thải CFC-11 thực tế chỉ giảm được trong khoảng 10 năm đầu kể từ khi Thỏa thuận Montreal ra đời, sau đó, tầng ozone tiếp tục bị xâm hại bởi lượng CFC-11 ngày càng tăng lên.

Ông Laube đã nhấn mạnh rằng, nhiều khả năng có sự vi phạm qui định quốc tế. Sự gian lận này sẽ phải được đưa ra ánh sáng khi cộng đồng quốc tế sửa đổi Thỏa thuận Montreal sẽ có hiệu lực vào năm 2019.

“ Nghiên cứu này rất thuyết phục. Nó là bằng chứng mạnh cho thấy việc gia tăng phát thải bất hợp pháp CFC ra môi trường. Còn việc nói rằng lượng phát thải CFC đang giảm đáng kể chỉ là lời nói của các nhà ngoại giao”, ông chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.