Giải mã bệnh khiến tôm chết hàng loạt

Giải mã bệnh khiến tôm chết hàng loạt
TP - Trước tình hình dịch bệch làm tôm chết trên diện rộng ở ĐBSCL, dự hội nghị giao ban phòng chống dịch bệnh thủy sản tại Sóc Trăng, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo Cục Thú y xây dựng bản đồ dịch tễ, hướng dẫn kỹ thuật phòng dập dịch, trình Bộ sau 10 ngày.

Sóc Trăng:

Giải mã bệnh khiến tôm chết hàng loạt

> Tôm tiếp tục chết

Theo Cục Thú y, đến ngày 2-6, tôm nuôi bị thiệt hại tại 7 tỉnh khu vực ĐBSCL là 52.470 ha, chiếm hơn 98% diện tích thiệt hại của cả nước. Tôm chết chủ yếu từ 20-30 ngày sau khi thả nuôi, mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh. Tôm chết do nhiều yếu tố: ảnh hưởng khí hậu thời tiết khắc nghiệt, do hạ tầng vùng nuôi không đảm bảo gây môi trường ô nhiễm, mầm bệnh lưu tồn lây lan ra diện rộng. Tác nhân chính gây bệnh trên tôm, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, là do bị bệnh hoại tử, teo gan tụy.

Bộ NN&PTNT, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, 3, Trường Đại học Cần Thơ cử các đoàn kiểm tra, nắm tình hình dịch bệnh, thu mẫu xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh. Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cấp 120 tấn chlorine từ quỹ dự trữ quốc gia cho các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, Bến Tre và Cà Mau để dập dịch, phục hồi môi trường...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu yêu cầu Cục Thú y theo dõi sát tình hình dịch bệnh, đề nghị công bố dịch trên tôm sú và nghêu ở 5 tỉnh bị thiệt hại nặng tại khu vực ĐBSCL.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG