Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM

TPO - Tối 14/9, PV Tiền Phong ghi nhận được hình ảnh đàn gia súc đứng chắn lối giao thông trên đường Phạm Văn Sáng (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM) gây nguy hiểm cho người đi đường.
Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM ảnh 1Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM ảnh 2Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM ảnh 3Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM ảnh 4
Hình ảnh ghi nhận lúc 19h ngày 14/9. Thời điểm này mật độ lưu thông trên đường khá đông. Nhiều phương tiện gặp khó khăn khi đàn bò ung dung giữa đường và không có người trông coi.
Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM ảnh 5

Trên vỉa hè, một đàn dê đang nằm chắn lối. "Mấy con dê, bò màu trắng còn dễ nhìn thấy để tránh chứ mấy con đen thui thì khó thấy, sợ nhất là những người mắt kém, đi ban đêm dễ tông vào lắm. Tài xế cũng không dám bấm còi vì sợ đàn bò chạy hoảng húc vào người đi đường", một người bán hàng nói.

Tháng 5/2023, PV Tiền Phong từng phản ánh tình trạng thả rông gia súctrên một số tuyến đường ở TPHCM gây trở ngại cho việc lưu thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người đi đường.

Tại một số tuyến đường ngoại ô khu vực TPHCM, PV ghi nhận nhiều trâu, bò được thả rông ở các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp, gây mất an toàn giao thông cho người đi đường.

Gia súc 'nghênh ngang' giữa phố ở TPHCM ảnh 6

Hình ảnh PV ghi nhận tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh) vào tháng 5/2023. Vị trí này cách đường Phạm Văn Sáng (huyện Hóc Môn) chừng vài cây số.

Cuối tháng 2/2023, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh bà H. (78 tuổi, quê Tây Ninh) đang đi bộ trên Tỉnh lộ 7 (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TPHCM) bị một con bò chạy từ đường hẻm 9 lao ra húc bất tỉnh và qua đời sau đó.

Phân tích về góc độ pháp luật, luật sư Đỗ Trúc Lâm (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết, theo quy định tại Điều 603 của Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại khi gia súc gây ra. Người chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng gia súc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho gia súc gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trường hợp gia súc bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng có lỗi trong việc để gia súc bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


Luật sư Lâm cho rằng, trong vụ việc này, các cơ quan có thẩm quyền cần phải vào cuộc làm rõ nguyên nhân gia súc chạy rông ngoài đường. Bởi theo khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm hành vi thả rông súc vật trên đường bộ. Theo đó, nếu chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật mà chăn thả, dẫn dắt gia súc đi trên đường không phù hợp quy định pháp luật dẫn đến làm chết người thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người, quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.

“Nếu chủ con bò đã dùng mọi biện pháp an toàn và việc con vật lồng lên là mang tính bất ngờ, khách quan, thì sẽ không bị trách nhiệm hình sự”, luật sư Lâm cho hay.

Về thiệt hại phải bồi thường trong trường hợp người bị nạn tử vong, áp dụng quy định tại Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, điều trị; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường vật chất nêu trên, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp các bên thỏa thuận được việc bồi thường thì sẽ ưu tiên kết quả hòa giải thành đó. Ngược lại, bên bị nạn (người đại diện hợp pháp của người bị xâm phạm tính mạng) có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Jsjs

Tin liên quan