Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi ngày càng lan rộng tại nước ta, nhiều người dân đang tránh ăn thịt lợn và chuyển sang ăn cá, rau, đậu phụ,… khiến giá các loại thực phẩm này tăng vọt.
Theo báo cáo, tình hình dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam đang có dấu hiệu lan rộng. Tính đến ngày 12/3/2019 cả nước đã có 14 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Điện Biên, Hoà Bình, Hải Dương). Bên cạnh đó, nhiều địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội... xuất hiện thêm ổ dịch mới.
Do đó, chất lượng thịt lợn được bán trên thị trường đang là mối lo ngại của người dân. Thậm chí, nhiều người ngần ngại, không ăn thịt lợn và chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác.
“Gần một tháng nay nhà tôi không dám ăn thịt lợn rồi. Mua ngoài chợ hay mua trong siêu thị đều không dám ăn vì sợ lắm. Dịch lan rộng đến cả Hà Nội rồi nên cứ tránh thịt lợn ra, ăn rau, đậu phụ còn hơn”, bác Nguyễn Thị Phúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết.
Đồng tình với bác Phúc, chú Nguyễn Xuân Vũ (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ rằng, từ khi có dịch tả lợn châu Phi, gia đình chú cũng nhắc nhở bác giúp việc không được mua thịt lợn về ăn mà chuyển sang ăn những loại thực phẩm khác.
“Nhưng từ khi đó cũng thấy tiền đi chợ cao hơn. Tôi hỏi bác giúp việc thì thấy bảo giá cá, đậu phụ và nhất là giá rau đang tăng mạnh, có thứ tăng gấp đôi”, chú Vũ nói.
Do đó, chất lượng thịt lợn được bán trên thị trường đang là mối lo ngại của người dân. Thậm chí, nhiều người ngần ngại, không ăn thịt lợn và chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác.
“Gần một tháng nay nhà tôi không dám ăn thịt lợn rồi. Mua ngoài chợ hay mua trong siêu thị đều không dám ăn vì sợ lắm. Dịch lan rộng đến cả Hà Nội rồi nên cứ tránh thịt lợn ra, ăn rau, đậu phụ còn hơn”, bác Nguyễn Thị Phúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết.
Đồng tình với bác Phúc, chú Nguyễn Xuân Vũ (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ rằng, từ khi có dịch tả lợn châu Phi, gia đình chú cũng nhắc nhở bác giúp việc không được mua thịt lợn về ăn mà chuyển sang ăn những loại thực phẩm khác.
“Nhưng từ khi đó cũng thấy tiền đi chợ cao hơn. Tôi hỏi bác giúp việc thì thấy bảo giá cá, đậu phụ và nhất là giá rau đang tăng mạnh, có thứ tăng gấp đôi”, chú Vũ nói.
Nhiều người than phiền vì giá cá, thịt bò, rau củ tăng cao nhưng vẫn không dám ăn thịt lợn.
Theo khảo sát của phóng viên, giá rau củ được bán tại một số chợ đầu mối, chợ cóc ở Hà Nội có giá cao hơn so với trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát. Cụ thể, rau muống có giá 10.000 – 20.000 đồng/mớ (tùy loại), rau mồng tơi 10.000 đồng/mớ, rau đay 10.000 – 15.000 đồng/mớ, bắp cải cũng tăng gấp đôi lên 20.000 đồng/kg, khoai tây lên 16.000 đồng/kg…
Bên cạnh đó, hành lá cũng tăng từ 10.000 đồng/kg lên 28.000 đồng/kg, hành tây, tỏi tăng lên 10.000 đồng/lạng…
Đáng nói, giá cá, thịt bò cũng tăng gấp rưỡi, gấp đôi, giá đậu phụ tăng lên 3.000 – 4.000 đồng/bìa mà vẫn hết hàng từ sớm.
Trao đổi với phóng viên, một số tiểu thương tại chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Trung Kính,… cho biết, người dân gần đây hạn chế ăn thịt lợn nên các mặt hàng cá, thịt bò, rau đậu tăng giá là bình thường.
“Nhu cầu tăng cao mà nguồn cung chỉ có vậy thì giá tăng là tất nhiên. Trộm vía dạo này chúng tôi bán cũng đắt hàng và được giá hơn chứ không ế nhiều như đợt trước”, chị Đỗ Thị Hồng, tiểu thương bán rau tại chợ Đồng Tâm nói.
Trái ngược với tâm trạng vui mừng đó của chị Hồng, anh Phạm Xuân Hải, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Mơ cho biết: “Chỉ vì dịch tả lợn châu Phi mà dạo gần đây tôi khốn khổ. Dân cứ sợ không dám mua ăn mà không tìm hiểu kỹ là dịch này không lây được sang người nên nhà tôi có bán thịt tươi ngon đến mấy cũng ế”.
Bên cạnh đó, hành lá cũng tăng từ 10.000 đồng/kg lên 28.000 đồng/kg, hành tây, tỏi tăng lên 10.000 đồng/lạng…
Đáng nói, giá cá, thịt bò cũng tăng gấp rưỡi, gấp đôi, giá đậu phụ tăng lên 3.000 – 4.000 đồng/bìa mà vẫn hết hàng từ sớm.
Trao đổi với phóng viên, một số tiểu thương tại chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Trung Kính,… cho biết, người dân gần đây hạn chế ăn thịt lợn nên các mặt hàng cá, thịt bò, rau đậu tăng giá là bình thường.
“Nhu cầu tăng cao mà nguồn cung chỉ có vậy thì giá tăng là tất nhiên. Trộm vía dạo này chúng tôi bán cũng đắt hàng và được giá hơn chứ không ế nhiều như đợt trước”, chị Đỗ Thị Hồng, tiểu thương bán rau tại chợ Đồng Tâm nói.
Trái ngược với tâm trạng vui mừng đó của chị Hồng, anh Phạm Xuân Hải, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Mơ cho biết: “Chỉ vì dịch tả lợn châu Phi mà dạo gần đây tôi khốn khổ. Dân cứ sợ không dám mua ăn mà không tìm hiểu kỹ là dịch này không lây được sang người nên nhà tôi có bán thịt tươi ngon đến mấy cũng ế”.
Tính đến ngày 12/3/2019 cả nước đã có 14 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.
Về vấn đề này, PGS. TS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết: “Trước hết, cần phải khẳng định rằng, bệnh tả lợn châu Phi không lây và gây bệnh cho người. Tuy nhiên, heo mắc bệnh này thì 100% là chết. Đây là môi trường cho những bệnh khác phát triển, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, cơ quan chức năng phải lập hàng rào ngăn chặn không cho heo chết được đưa vào lưu thông trên thị trường”. Do đó, theo các chuyên gia y tế, không nên tẩy chay thịt lợn mà hãy tẩy chay cách ăn, chế biến không đảm bảo. Mọi người cần chọn mua thịt lợn tươi, ở những địa chỉ uy tín, chế biến đúng cách để bảo đảm sức khỏe. Theo bà Lan, thịt lợn bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi thì trên da và tai lợn có những đốm xuất huyết lấm tấm. Tai lợn có màu tím xanh. Khi lợn bị giết mổ thì toàn bộ nội tạng bị xuất huyết. Miếng thịt nhiễm tả lợn châu Phi có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt. Mặt khác, thịt lợn bệnh cũng không có độ đàn hồi, ấn tay vào miếng thịt thấy bị rỉ nước, chảy nhớt.
Theo Theo Dân Trí